Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được sắp xếp, tổ chức theo cách nào

282

Với giải Câu 4 trang 20 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Hành trang cuộc sống của thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống

Bài tập 4 trang 20, 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 121 - 123) và trả lời các câu hỏi:

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được sắp xếp, tổ chức theo cách nào?

Trả lời:

Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được tổ chức, sắp xếp theo điểm nhìn bên trong của nhân vật xưng “tôi”, vì thế, không tuân theo thứ tự thời gian cũng như không theo logic khách quan của thực tại. Mỗi sự kiện có thật trong thực tại lại gợi nên rất nhiều hoài niệm về quá khứ, sự phấp phỏng hân hoan về tương lai, khiến cho mạch cảm xúc, liên tưởng luôn chệch ra khỏi việc ghi chép về người thật việc thật. Ví dụ: Tiếng xe nổ máy gợi nên nỗi hoài niệm của quá khứ (“Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua”), vầng trăng trong đêm hành quân gợi nhớ tới cánh buồm đỏ thắm, ánh đèn pin của đồng đội gợi nhớ tới con dế trong bản nhạc đêm của Pri-sơ-vin (Prishvin), tới người yêu,... Việc tổ chức các yếu tố của văn bản theo mạch cảm xúc của người trần thuật xưng “tôi” khiến cho người đọc có thể quan sát lịch sử từ điểm nhìn của cá nhân và chính điều này đã tạo nên sức sống của những trang nhật kí.

Đánh giá

0

0 đánh giá