Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Giải SBT Toán 7 trang 58 Tập 2
Lời giải:
Trong tam giác BEF, đường cao xuất phát từ B là đường thẳng BD, đường cao xuất phát từ F là đường thẳng FA.
Hai đường cao BD và FA cắt nhau tại C.
Vậy C là trực tâm của tam giác BEF.
Lời giải:
Tam giác OPM là tam giác cân tại O (vì Ox là đường trung trực của đoạn thẳng PM).
Suy ra (1) và OM = OP.
Lại có tam giác RPM là tam giác cân tại R (vì Ox, hay chính là Rx là đường trung trực của đoạn thẳng PM).
Suy ra (2)
Trừ vế với vế của (1) cho (2) ta có: .
Hay (*)
Tương tự ta có tam giác OPN là tam giác cân tại O (vì Oy là đường trung trực của đoạn thẳng PN).
Suy ra (3) và ON = OP.
Lại có tam giác SPN là tam giác cân tại R (vì Oy, hay chính là Sy là đường trung trực của đoạn thẳng PN).
Suy ra (4)
Trừ vế với vế của (3) cho (4) ta có: .
Hay (**)
Vì OM = ON (= OP) nên tam giác OMN là tam giác cân tại O.
Do đó: (***)
Từ (*), (**), (***) ta suy ra .
Vậy suy ra PO là tia phân giác của góc RPS (đpcm).
Lời giải:
Gọi BJ là đường cao xuất phát từ B của tam giác ABC.
Xét hai tam giác AHJ và tam giác BCJ có:
AH = BC (gt)
(hai góc cùng phụ với )
Do đó ∆AHJ = ∆BCJ (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra AJ = BJ (hai cạnh tương ứng).
Xét tam giác JAB vuông tại J có AJ = BJ (cmt) nên JAB là tam giác vuông cân tại J.
Vậy (đpcm).
b) Hỏi đảo lại có đúng không tức là nếu tam giác ABC có AC > AB thì đường trung trực d của cạnh BC có cắt AC tại điểm nằm giữa A và C không?
c) Vẫn giả sử đường trung trực d của cạnh BC của tam giác ABC cắt cạnh AC tại một điểm D nằm giữa A và C. Với M là một điểm tùy ý thuộc d, M khác D, hãy chứng minh MA + MB > DA + DB.
Lời giải:
a) Nếu đường trung trực d của cạnh BC cắt cạnh AC tại điểm D nằm giữa A và C thì ta có DB = DC (do D nằm trên đường trung trực của canh BC thì sẽ cách đều hai đầu mút).
Từ đó ta có: AC = AD + DC = AD + DB (1)
Trong tam giác ABD, theo bất đẳng thức tam giác, ta có: AD + DB > AB (2)
Vậy từ (1) và (2) ta suy ra được: AC > AB (đpcm).
b) Điều đảo lại cũng hoàn toàn đúng. Thật vậy,
Đường trung trưc của BC không thể đi qua A vì nếu thế thì AB = AC (trái với giải thiết)
Vậy nên đường trung trực d phải cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.
Để đường trung trực d phải cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B thì chứng minh tương tự câu a) ta dễ dàng suy ra được AB > AC (trái với giả thiết)
Và đường trung trực d phải cắt đoạn thẳng AC tại điểm nằm giữa A và C
Để đường trung trực d phải cắt đoạn thẳng AC tại điểm nằm giữa A và C thì chứng minh tương tự câu a) ta dễ dàng suy ra được AC > AB (đúng với giả thiết)
Vậy suy ra đường trung trực d của cạnh BC cắt AC tại điểm nằm giữa A và C nếu AC > AB.
c) M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC nên ta có MB = MC
Suy ra MA + MB = MA + MC (3)
Mà áp dụng bất đẳng thức tam giác vào tam giác MAC ta có MA + MC > AC
Hay MA + MC > AD + DC (4)
Từ (3) và (4) ta suy ra được MA + MB > DA + DC (đpcm).
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
1. Sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác
a) Đường trung trực của tam giác
Trong tam giác ABC, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác. Ở hình dưới đây, a là đường trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC.
b) Sự đồng quy của ba đường trung trực
Định lí 1: Ba đường trung trực của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác.
Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường trung trực a, b, c đồng quy tại điểm O.
Khi đó: OA = OB = OC.
Nhận xét: Vì giao điểm O của ba đường trung trực trong tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó (OA = OB = OC) nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C.
2. Sự đồng quy của ba đường cao trong tam giác
a) Đường cao của tam giác
Trong hình dưới đây, đoạn thẳng AH kẻ từ đỉnh A, vuông góc với cạnh đối diện BC là một đường cao của tam giác ABC. Ta còn nói AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A (hay đường cao ứng với cạnh BC).
b) Sự đồng quy của ba đường cao
Định lí 2: Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm.
Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.
Chú ý:
- Điểm đồng quy của ba đường cao của một tam giác gọi là trực tâm của tam giác đó.
Ví dụ:Cho tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.
Khi đó, H được gọi là trực tâm của tam giác ABC.
- Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, ta có:
+) Khi ABC là tam giác nhọn thì H nằm bên trong tam giác.
+) Khi ABC là tam giác vuông thì H trùng với A (kí hiệu H ≡ A).
+) Khi ABC là tam giác tù thì H nằm bên ngoài tam giác.