Biết rằng C(x) = 16 000 + 500x – 1,64x^2 + 0,004x^3 là hàm chi phí và p(x) = 1 700 – 7x là hàm cầu

462

Với giải Luyện tập 4 trang 42 Chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Vận dụng đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Toán 12 Bài 4: Vận dụng đạo hàm để giải quyết một số bài toán tối ưu

Luyện tập 4 trang 42 Chuyên đề Toán 12: Biết rằng C(x) = 16 000 + 500x – 1,64x2 + 0,004x3 là hàm chi phí và p(x) = 1 700 – 7x là hàm cầu của x đơn vị hàng hóa. Hãy tìm mức sản xuất để lợi nhuận là lớn nhất.

Lời giải:

Hàm lợi nhuận là:

P(x) = xp(x) – C(x)

= x.(1 700 – 7x) – (16 000 + 500x – 1,64x2 + 0,004x3)

= 1 700x – 7x2 – 16 000 – 500x + 1,64x2 – 0,004x3

= – 0,004x3 – 5,36x2 + 1 200x – 16 000.

Ta cần tìm x để P(x) là lớn nhất.

Ta có P’(x) = – 0,012x2 – 10,72x + 1 200.

P’(x) = 0 ⇔ – 0,012x2 – 10,72x + 1 200 = 0

⇔ x ≈ 100,6.

Ta có P(100) = 46 400 và P(101) = 46 401,436 nên P(100) < P(101).

Do số đơn vị hàng hóa phải là số nguyên dương nên để lợi nhuận lớn nhất thì mức sản xuất là x = 100 đơn vị hàng hóa.

Đánh giá

0

0 đánh giá