Trên đường tròn (O; R), lấy bốn điểm A, B, M, N sao cho AB đi qua O và MN không

123

Với giải Khám phá 3 trang 77 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Đường tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 1: Đường tròn

Khám phá 3 trang 77 Toán 9 Tập 1: Trên đường tròn (O; R), lấy bốn điểm A, B, M, N sao cho AB đi qua O và MN không đi qua O (Hình 9).

Khám phá 3 trang 77 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

a) Tính độ dài đoạn thẳng AB theo R.

b) So sánh độ dài của MN và OM + ON. Từ đó, so sánh độ dài của MN và AB.

Lời giải:

a) Vì hai điểm A, B cùng nằm trên đường tròn (O; R) nên OA = OB = R.

Mà AB đi qua O hay O nằm giữa A, B nên AB = OA + OB = R + R = 2R.

Vậy AB = 2R.

b) Xét ∆OMN có: OM + ON > MN (bất đẳng thức trong tam giác). (1)

Ta có hai điểm M, N cùng nằm trên đường tròn (O; R) nên OM = ON = R.

Do đó từ (1) ta có R + R > MN hay 2R > MN.

Mà AB = 2R (câu a) nên AB > MN.

Lý Thuyết Đường kính và dây cung của đường tròn

Cho hai điểm C, D cùng thuộc một đường tròn. Đoạn thẳng CD gọi là dây cung hoặc dây. Đường kính AB  là một dây đi qua tâm.

Lý thuyết Đường tròn (Chân trời sáng tạo 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

Quan hệ giữa dây và đường kính

Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài lớn nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá