Cho hình vuông ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O

1.6 K

Với giải Bài 31 trang 102 SBT Toán lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Hình vuông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 7: Hình vuông

Bài 31 trang 102 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Trên tia đối của tia CB lấy điểm K sao cho BC=CK. Từ điểm B kẻ đường thẳng song song với AC cắt tia DC tại E. Gọi F là trung điểm của BE.

a) Chứng minh các tứ giác BOCF và BDKE đều là hình vuông.

b) Tứ giác CDOF có thể là hình vuông không? Vì sao?

Lời giải:

Sách bài tập Toán 8 Bài 7 (Cánh diều): Hình vuông (ảnh 1)

a) Tứ giác ABCD là hình vuông suy ra ACB^=45,OB=OC,BOC^=DOC^=90.

Ta có: BOF^=DOC^ (hai góc đồng vị) nên OBF^=90;CBE^=ACB^ (hai góc so le trong) nên CBE^=45.

Từ đó ta chứng minh được tam giác BDE vuông cân tại B và tam giác BCE vuông cân tại C. Suy ra BD=BE và BC=EC.

ΔBCF=ΔECF (c.c.c). Suy ra ta tính được BFC^=EFC^=90

Tứ giác BOCF có BOC^=OBF^=BFC^=90 nên BOCF là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật BOCF có OB=OC nên BOCF là hình vuông.

Ta có: BC=CD và BC=CE nên CD=CE.

Tứ giác BDKE có hai đường chéo BK và DE cắt nhau tại trung điểm C của mỗi đường nên BDKE là hình bình hành.

Hình bình hành BDKE có DBE^=90nên BDKE là hình chữ nhật

Hình chữ nhật BDKE có BD=BE nên BDKE là hình vuông

b) Tứ giác CDOF có ODC^=45 nên CDOF không thể là hình vuông.

Đánh giá

0

0 đánh giá