Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành

2.7 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 4: Hình bình hành sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 4: Hình bình hành

Giải SBT Toán 8 trang 94

Bài 16 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC có AB=AC=3cm. Từ điểm M thuộc cạnh BC, kẻ MD song song với AC và ME song song với AB (điểm D,E lần lượt thuộc cạnh AB,AC). Tính chu vi của tứ giác ADME.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành (ảnh 1)

Do AB=AC nên tam giác ABC cân tại A. Suy ra ABC^=ACB^.

Mà ABC^=EMC^ (hai góc đồng vị), suy ra ACB^=EMC^.

Do đó, tam giác ECM cân tại E. Suy ra ME=CE.

Tứ giác ADME có MD//AE,ME//AD nên ADME là hình bình hành. Vậy chu vi của hình bình hành ADME là:

2(AE+ME)=2(AE+CE)=2AC=6cm

Bài 17 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến BD và CE. Lấy các điểm H,K sao cho E là trung điểm của CH,D là trung điểm của BK. Chứng minh:

a)  Các tứ giác AHBC,AKCB là hình bình hành;

b) A là trung điểm của HK.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành (ảnh 2)

a) Tứ giác AHBC có E là trung điểm của hai đường chéo AB và CH nên AHBC là hình bình hành.

Tương tự, ta chứng minh được tứ giác AKCB là hình bình hành.

b) Do AHBC là hình bình hành nên AH//BCAH=BC. Tương tự, AKCB là hình bình hành nên AK//BC,AK=BC. Suy ra ba điểm H,A,K thẳng hàng và AH=AK. Vậy A là trung điểm của HK.

Giải SBT Toán 8 trang 95

Bài 18 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AD,BC lần lượt lấy điểm E,F sao cho AE=CF. Trên cạnh AB,CD lần lượt lấy điểm M,N sao cho BM,DN. Chứng minh:

a) Tứ giác EMFN là hình bình hành;

b) Bốn đường thẳng AC,BD,EF,MN cùng đi qua một điểm.

Lời giải:

Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành (ảnh 3)

a) Do ABCD là hình bình hành nên AD=BC và AB=CDA^=C^ và ABC^=CDA^.

Mà AE=CF và BM=DN, suy ra DE=BF và AM=CN.

ΔAEM=ΔCFN(c.g.c). Suy ra EM=FN

ΔBFM=ΔDEN(c.g.c). Suy ra FM=EN

Tứ giác EFMN có EM=FN và FM=EN nên EMFN là hình bình hành.

b) Tứ giác BMDN có BM=DN và BM//DN nên BMDN là hình bình hành.

Do ABCD,EMFN,BMDN đều là hình bình hành nên các đường chéo của mỗi hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Vậy AC,BD,EF,MN cùng đi qua trung điểm của mỗi đường.

Bài 19 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM,BN,CP cắt nhau tại H. Qua B kẻ tia Bx vuông góc với AB. Qua C kẻ tia Cy vuông góc với AC. Gọi D là giao điểm của Bx và Cy (Hình 15)

a) Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành;

b) Tam giác ABC có điều kiện gì thi ba điểm A,D,H thẳng hàng?

c) Tìm mối liên hệ giữa góc A và góc D của tứ giác ABCD.

d) Giả sử H là trung điểm của AM. Chứng minh diện tích của tam giác ABC bằng diện tích của tứ giác BHCD.

Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành (ảnh 4)

Lời giải:

a) Ta có: APC^=ABD^=90 và APC^,ABD^ nằm ở vị trí đồng vị nên CP//BD.

Tương tự ta chứng minh được BN//CD.

Tứ giác BDCH có BD//CH,BH//CD nên BDCH là hình bình hành.

b) Để ba điểm A,D,H thẳng hàng thì M phải thuộc DH. Mà M thuộc BC, suy ra M là giao điểm của BC và DH.

Do BDCH là hình bình hành nên hai đường chéo BC và DH cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. suy ra M là trung điểm BC.

Khi đó ΔABM=ΔACM (c.g.c). Suy ra AB=AC.

Dễ thấy nếu tam giác ABC có AB=AC thì ba điểm A,D,H thẳng hàng.

Vậy tam giác ABC cân tại A thì A,D,H thẳng hàng.

c)  Xét tứ giác ABCD, ta có: BAC^+DBA^+CDB^+ACD^=360.

Mà DBA^=ACD^=90, suy ra tính được BAC^+CDB^=3180

Vậy góc A và góc Dcủa tứ giác ABCD là hai góc bù nhau.

d) Do H là trung điểm của AM nên HM=12AM

Ta có diện tích tam giác ABC bằng: 12.AM.BC=HM.BC.

Ta chứng minh được ΔBCH=ΔCBD (c.c.c.). Suy ra diện tích tứ giác BHCD bằng 2 lần diện tích tam giác BCH.

Do đó, diện tích tứ giác BHCD bằng: (12.HM.BC=HM.BC) vạy diện tích tam giác ABC bằng điệnt tích của tứ giác BHCD.

Bài 20 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình bình hành ABCD có A^>90AB>BC. Trên đường thẳng vuông góc với BC tại C lấy hai điểm E,F sao cho CE,CF,BC. Trên đường thẳng vuông góc với CDtại C lấy hai điểm P,Q sao cho CP=CQ=CD (Hình 16). Chứng minh:

a) Tứ giác EPFFG là hình bình hành;

b) ACEP.

Sách bài tập Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành (ảnh 5)

Lời giải:

a)  Tứ giác EPFQ có hai đường chéoEF và PQ cắt nhau tại trung điểm C của mỗi đường nên EFPQ là hình binh hành.

b) Gọi H là giao điểm của AC và EPK là giao điểm của AB và PQ.

Do ABCD là hình bình hành nên AB//CD,AD=BCB^=D^.

Vì AB//CD nên BKC^=DCK^=90(hai góc so le trong). Suy ra tam giác BCKvuông tại K. Do đó,

B^=BCK^=90

Mặt khác, ta có ECP^+BCK^=BCE^=90 nên D^=ECP^.

Xét hai tam giác ACD và EPC, ta có:

AD=EC (vì cùng bằng BC); D^=ECP^;CD=PC

Suy ra ΔACD=ΔEPC (c.g.c). Do đó ACD^=EPC^ (hai góc tương ứng) hay ACD^=HPC^. Mà ACD^+PCH^=DCP^=90, suy ra HPC^+PCH^=90

Xét tam giác CPH, ta có: CHP^+HPC^+PCH^=180

Suy ra CHP^+90=180 hay CHP^=90. Vậy ACEP

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Hình thang cân

Bài 4: Hình bình hành

Bài 5: Hình chữ nhật

Bài 6: Hình thoi

Bài 7: Hình vuông

Lý thuyết Hình bình hành

1. Khái niệm

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

 (ảnh 1)

2. Tính chất

Trong hình bình hành:

- Các cạnh đối bằng nhau;

- Các góc đối bằng nhau;

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết

Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.

Ví dụ: 

 (ảnh 2)

Hình a và c là hình bình hành do:

Hình a có các cặp cạnh đối bằng nhau.

Hình b có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Đánh giá

0

0 đánh giá