Giải SGK Toán 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Tích vô hướng của hai vecto

5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vecto chi tiết sách Toán 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Tích vô hướng của hai vecto

1. Góc giữa hai vecto

Giải toán lớp 10 trang 98 Tập 1 Chân trời sáng tạo

HĐ Khám phá 1 trang 98 Toán lớp 10: Cho hình vuông ABCD có tâm I (Hình 1).

a) Tính IDC^.

b) Tìm hai vectơ cùng có điểm đầu là D và điểm cuối lần lượt là I và C

c) Tìm hai vectơ có điểm đầu là D và lần lượt bằng vectơ IBvà AB

Lời giải:

a) I là tâm của ABCD, suy ra IDC^=45

b) Vectơ có điểm đầu là D và điểm cuối là I là DI

Vectơ có điểm đầu là D và điểm cuối là C là DC

c) Vectơ có điểm đầu là D và bằng vectơ IB là DI

Vectơ có điểm đầu là D và bằng vectơ AB là DC

Giải toán lớp 10 trang 99 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 99 Toán lớp 10: Cho tam giác đều ABC có H là trung điểm của cạnh BC. Tìm các góc:

(AB,AC),(AB,BC),(AH,BC),(BH,BC),(HB,BC).

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định hai vectơ cần tìm góc

Bước 2: Đưa 2 vectơ về cùng điểm đầu (chung gốc)

Bước 3: Xác định góc giữa 2 vectơ, chẳng hạn: (AB,AC)=BAC^

Lời giải:

+) (AB,AC)=ABC^=60

+) Dựng hình bình hành ABCD, ta có: AD=BC

(AB,BC)=(AB,AD)=BAD^=120

+), Ta có: ABC là tam giác đều, H là trung điểm BC nên  AHBC

(AH,BC)=(AH,AD)=HAD^=90

+) Hai vectơ BH và BCcùng hướng nên (BH,BC)=0

+) Hai vectơ HB và BCngược hướng nên (HB,BC)=180

2. Tích vô hướng của hai vecto

HĐ Khám phá 2 trang 99 Toán lớp 10: Một người dùng một lực F có cường độ là 10 N kéo một chiếc xe đi quãng đường dài 100 m. Tính công sinh bởi lực F, biết rằng góc giữa vectơ F và hướng di chuyển là 45°. (Công A (đơn vị: J) bằng tích của ba đại lượng: cường độ của lực F, độ dài quãng đường và côsin các góc giữa vectơ F và độ dịch chuyển d).

Lời giải:

Theo giả thiết ta có: A=|F|.|d|.cos(F,d)

A=10.100.cos45=5002(J)

Vậy công sinh bởi lực F là 5002 (J)

Giải toán lớp 10 trang 100 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 2 trang 100 Toán lớp 10: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có cạnh huyền bằng 2.

Tính các tích vô hướng: AB.AC,AC.BC,BA.BC

Phương pháp giải:

Bước 1: Vận dụng công thức AB.AC=|AB|.|AC|.cos(AB,AC)

Bước 2: Xác định độ dài cạnh AB, AC và góc giữa hai vecto (AB,AC)=BAC^

Lời giải:

+) Ta có: ABACABACAB.AC=0

+) AC.BC=|AC|.|BC¯|.cos(AC,BC)

Ta có: BC=AB2+AC2=22AC2=2AC=1

AC.BC=1.2.cos(45)=1

+)BA.BC=|BA|.|BC|.cos(BA,BC)=1.2.cos(45)=1

Thực hành 3 trang 100 Toán lớp 10: Hai vectơ a và b có độ dài lần lượt là 3 và 8 có tích vô hướng là 122.Tính góc giữa hai vectơ a và b

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|.cos(a,b)cos(a,b)=a.b|a|.|b|

Lời giải:

Ta có: a.b=|a|.|b|.cos(a,b)

122=3.8.cos(a,b)cos(a,b)=22

(a,b)=45

Vậy góc giữa hai vectơ a và b là 45

Vận dụng 1 trang 100 Toán lớp 10: Một người dùng một lực F có độ lớn là 20 N kéo một vật dịch chuyển một đoạn 50 m cùng hướng với F. Tính công sinh bởi lực F.

Phương pháp giải:

Công thức tính công: A=F.d

Tích vô hướng: F.d=|F|.|d|.cos(F,d)

Lời giải:

Gọi vectơ dịch chuyển của vật là d, ta có |d|=50.

Theo giả thiết F và d cùng hướng nên (F,d)=0

Công sinh ra bởi lực Fđược tính bằng:

A=F.d=|F|.|d|.cos(F,d)=20.50.cos0=1000 (J)

3. Tính chất của tích vô hướng

Giải toán lớp 10 trang 101 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 4 trang 101 Toán lớp 10: Cho hai vectơ i,j vuông góc có cùng độ dài bằng 1.

a) Tính (i+j)2;(ij)2;(i+j)(ij).

b) Cho a=2i+2j,b=3i3j. Tính tích vô hướng a.b và tính góc (a,b)

Phương pháp giải:

Sử dụng các tính chất của tích vô hướng giữa các vectơ

Lời giải:

a) Ta có hai vectơ i và j vuông góc nên i.j=0

+)(i+j)2=(i)2+(j)2+2i.j=|i|2+|j|2=1+1=2

+)(i+j)2=(i)2+(j)22i.j=|i|2+|j|2=1+1=2

+)(i+j)(ij)=(i)2(j)2=|i|2|j|2=11=0

b) Sử dụng kết quả của câu a) ta có:

a.b=(2i+2j).(3i3j)=2.3.(i+j).(ij)=6.0=0

a.b=0ab(a,b)=90

Vận dụng 2 trang 101 Toán lớp 10: Phân tử sulfur dioxide (SO2) có cấu tạo hình chữ V, góc liên kết OSO^ gần bằng 120. Người ta biểu diễn sự phân cực giữa nguyên tử S và nguyên tử O bằng các vectơ μ1và μ2 có cùng phương với liên kết cộng hóa trị, có chiều từ nguyên tử S về mỗi nguyên tử O và có độ dài là 1,6 đơn vị (Hình 6). Cho biết vectơ tổngμ=μ1+μ2 được dùng để biểu diễn sự phân cực của cả phân tử SO2. Tính độ dài của μ.

Phương pháp giải:

Sử dụng kết quả của ví dụ 4 trang 101 c2=a2+b22bc.cosC

Lời giải:

Từ điểm cuối của vectơ μ1 vẽ vectơ μ3=μ2

Suy ra μ=μ1+μ2=μ1+μ3|μ|=|μ1+μ3|

Ta có: (μ1,μ2)=120(μ1,μ3)=60

|μ|2=|μ1|2+|μ3|22|μ1||μ3|cos(μ1,μ3)

          =1,62+1,622.1,6.1,6.cos60=6425

|μ|=6425=1,6

Vậy độ dài của μ là 1,6 đơn vị

Bài tập

Bài 1 trang 101 Toán lớp 10: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a. Tính các tích vô hướng:

AB.AD,AB.AC,AC.CB,AC.BD

Phương pháp giải:

Bước 1: Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|cos(a,b)

Bước 2: Tính |a|,|b| và góc (a,b)

Lời giải:

Ta có: AC=BD=AB2+BC2=a2+a2=a2

+) ABADABADAB.AD=0

+)AB.AC=|AB|.|AC|.cos(AB,AC)=a.a.cos45=a222

+)AC.CB=|AC|.|CB|.cos(AC,CB)=a2.a.cos135=a2

+) ACBDACBDAC.BD=0

Chú ý

aba.b=0

Bài 2 trang 101 Toán lớp 10: Cho hình chữ nhật ABCD có tâm O và cho AD = a, AB = 2a. Tính:

a) AB.AO;

b) AB.AD.

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Tính đường chéo AC, BD

Bước 2: Xác định số đo góc OAB^

Bước 3: Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|cos(a,b)

b) Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|cos(a,b)

Lời giải:

a)AC=BD=AB2+AD2=(2a)2+a2=a5

cos(AB,AO)=cosOAB^=cosCAB^=ABAC=2aa5=255

AB.AO=|AB|.|AO|.cos(AB,AO)=AB.12AC.cos(AB,AO)=2a.12.a5.255=2a2

b) ABADABADAB.AD=0

Bài 3 trang 101 Toán lớp 10: Cho ba điểm O, A, B thẳng hàng và OA = a, OB = b. Tính tích vô hướng OA.OB trong hai trường hợp:

a) Điểm O nằm ngoài đoạn thẳng AB;

b) Điểm O nằm trong đoạn thẳng AB.

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định góc giữa hai vectơ: avà b cùng hướng thì (a,b)=0

          Nếu avà b ngược hướng thì (a,b)=180

Bước 2: Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|cos(a,b)

Lời giải:

a) Ta có:

 

Ta thấy hai vectơ OA và OB cùng hướng nên (OA,OB)=0

OA.OB=|OA|.|OB|.cos(OA,OB)=a.b.cos0=ab

b) Ta có:

 

Ta thấy hai vectơ OA và OB ngược hướng nên (OA,OB)=180

OA.OB=|OA|.|OB|.cos(OA,OB)=a.b.cos180=ab

Bài 4 trang 101 Toán lớp 10: Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm và cho điểm M tùy ý. Chứng minh rằng:

MA.MB=MO2OA2

Phương pháp giải:

Sử dụng hằng đẳng thức a2b2=(ab)(a+b) phân tích MO2OA2

Lời giải:

Ta có: OA+OB=0OA=OB

MO2OA2=(MOOA)(MO+OA)=(MO+OB)(MO+OA)=MB.MA

Bài 5 trang 101 Toán lớp 10: Một người dùng một lực F có độ lớn là 90 N làm một vật dịch chuyển một đoạn 100 m. Biết lực hợp F với hướng dịch chuyển là một góc 60°. Tính công sinh bởi lực F
Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính công: A=F.d

Lời giải:

Công sinh bởi lực F được tính bằng công thức

A=F.d=|F|.|d|.cos(F,d)=90.100.cos60=4500(J)

Vậy công sinh bởi lực F có độ lớn bằng 4500 (J)

Bài 6 trang 101 Toán lớp 10: Cho hai vectơ có độ dài lần lượt là 3 và 4 và có tích vô hướng là – 6. Tính góc giữa hai vectơ đó.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|.Cos(a,b)

Lời giải:

Ta cho: |a|=3;|b|=4 và a.b=6

Ta có công thức:

a.b=|a|.|b|.cos(a,b)=3.4.cos(a,b)

a.b=63.4.cos(a,b)=6cos(a,b)=12

(a,b)=120

Lý thuyết Tích vô hướng của hai vectơ

1. Góc giữa hai vectơ

Cho hai vectơ a và b đều khác 0. Từ một điểm O bất kì ta vẽ OA=aOB=b.

Góc AOB^ với số đo từ 0° đến 180° được gọi là góc giữa hai vectơ a và b.

Ta kí hiệu góc giữa hai vectơ a và b là a,  b.

Nếu a,  b=90° thì ta nói rằng a và b vuông góc với nhau, kí hiệu ab.

Chú ý:

+ Từ định nghĩa, ta có a,  b=b,  a.

+ Góc giữa hai vectơ cùng hướng và khác 0 luôn bằng 0°.

+ Góc giữa hai vectơ ngược hướng và khác 0 luôn bằng 180°.

+ Trong trường hợp có ít nhất một trong hai vectơ a hoặc b là 0 thì ta quy ước số đo góc giữa hai vectơ đó là tùy ý (từ 0° đến 180°).

Ví dụ: Cho hình thoi ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo và BAD^=60°. Tính số đo các góc:

a) OD,  CD.

b) OB,  AO.

c) OC,  AC.

d) OA,  AC.

Hướng dẫn giải

a) Vì O là giao điểm của hai đường chéo nên O là trung điểm BD (tính chất hình thoi).

Suy ra OD = BO.

Mà OD,  BO cùng hướng.

Do đó OD=BO  (1).

Vì ABCD là hình thoi nên ta có CD // BA và CD = BA.

Mà CD,  BA cùng hướng.

Do đó CD=BA  (2).

Từ (1) (2), ta suy ra OD,  CD=BO,  BA=OBA^.

Vì ABCD là hình thoi nên AB = AD.

Do đó tam giác ABD cân tại A.

Mà BAD^=60°.

Suy ra tam giác ABD đều.

Do đó DBA^=60° hay OBA^=60°.

Vậy OD,  CD=OBA^=60°.

b) Vì O là giao điểm của hai đường chéo nên O là trung điểm AC (tính chất hình thoi).

Do đó AO = OC.

Mà AO,  OC cùng hướng.

Do đó AO=OC.

Ta suy ra OB,  AO=OB,  OC=BOC^.

Vì ABCD là hình thoi nên hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Do đó BOC^=90°.

Vậy OB,  AO=BOC^=90°.

c) Vì OC,  AC cùng hướng nên OC,  AC=0°.

d) Vì OA,  AC ngược hướng nên OA,  AC=180°.

2. Tích vô hướng của hai vectơ

Cho hai vectơ a và b đều khác 0.

Tích vô hướng của a và b là một số, kí hiệu là a.b, được xác định bởi công thức:a.b=a.b.cosa,  b.

Chú ý:

a) Trường hợp có ít nhất một trong hai vectơ a và b bằng 0, ta quy ước a.b=0.

b) Với hai vectơ a và b, ta có aba.b=0.

c) Khi a=b thì tích vô hướng a.b được kí hiệu là a2 và được gọi là bình phương vô hướng của vectơ a.

Ta có a2=a.a.cos0°=a2. Vậy bình phương vô hướng của một vectơ luôn bằng bình phương độ dài của vectơ đó.

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, có AB = AC = a. Tính các tích vô hướng: AB.AC,  AC.BC,  BA.BC.

Hướng dẫn giải

- Tam giác ABC vuông cân tại A nên AB  AC.

Do đó ABAC.

Vậy AB.AC=0.

- Vẽ BD=AC. Khi đó ta có AC,  BC=BD,  BC=CBD^.

Vì BD=AC nên ta có ABDC là hình bình hành.

Mà BAC^=90° và AB = AC (tam giác ABC vuông cân tại A).

Do đó ABDC là hình vuông.

Ta suy ra đường chéo BC là phân giác của ABD^.

Do đó CBD^=ABD^2=90°2=45°.

Khi đó ta có AC,  BC=CBD^=45°.

Tam giác ABC vuông cân tại A: BC2 = AB2 + AC2 (Định lý Py ‒ ta ‒ go)

 BC2 = a2 + a2 = 2a2

 BC = a2.

Ta có: AC.BC=AC..BC.cosAC,  BC=AC.BC.cos45°=a.a2.22=a2.

- Tam giác ABC cân tại A. Ta suy ra ACB^=ABC^.

Tam giác ABC vuông tại A: ACB^+ABC^=90° .

2ABC^=90°.

Do đó ABC^=45°.

Suy ra BA,  BC=ABC^=45°.

Ta có BA.BC=BA.BC.cosBA,  BC=BA.BC.cos45°=a.a2.22=a2.

Chú ý: Trong Vật lí, tích vô hướng của F và d biểu diễn công A sinh bởi lực F khi thực hiện độ dịch chuyển d. Ta có công thức: A=F.d.

Ví dụ: Một người dùng một lực F có độ lớn là 150 N kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 45° so với phương ngang. Tính công sinh bởi lực F khi thùng gỗ trượt được 40 m.

Hướng dẫn giải

Gọi A, d lần lượt là công sinh bởi lực F và độ dịch chuyển của thùng gỗ.

Theo đề, ta có lực F hợp với phương ngang (hướng dịch chuyển) một góc 45°.

Suy ra F,  d=45°.

Ta có A = F.d=F.d.cosF,  d=150.40.cos45°=30002 (J).

Vậy công sinh bởi lực F là 30002 (J).

3. Tính chất của tích vô hướng

Với ba vectơ a,  b,  c bất kì và mọi số k, ta có:

a.b=b.a;                       a.b+c=a.b+a.c;                         ka.b=ka.b=a.kb.

Ví dụ: Áp dụng các tính chất của tích vô hướng, chứng minh rằng:

ab2=a22a.b+b2.

Hướng dẫn giải

Ta có: ab2=abab=a.aa.ba.b+b.b=a22a.b+b2.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Nhận xét: Chứng minh tương tự, ta cũng có:

a+b2=a2+2a.b+b2;

a+bab=a2b2.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có a = BC, b = AC, c = AB. Tính cạnh BC theo hai cạnh còn lại và góc A bằng cách sử dụng tính chất của vectơ và tích vô hướng của hai vectơ.

Hướng dẫn giải

Ta có BC2 = BC2=ACAB2=AC2+AB22.AC.AB

                 =AC2+AB22.AC.AB.cosAC,  AB

                 = AC2 + AB2 – 2AC.AB.cosA

Vậy BC2 = AC2 + AB2 – 2AC.AB.cosA hay a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA.

Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tích của một số với một vecto

Bài tập cuối chương 5

Bài 1: Số gần đúng và sai số

Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

Đánh giá

0

0 đánh giá