Với giải Thực hành 6 trang 13 Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Mệnh đề học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Mệnh đề
Thực hành 6 trang 13 Toán lớp 10: Xét hai mệnh đề:
P: “Tứ giác ABCD là hình vuông”;
Q: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”.
a) Phát biểu mệnh đề và mệnh đề đảo của nó.
b) Hai mệnh đề P và Q có tương đương không? Nếu có, sử dụng thuật ngữ “điều kiện cần và đủ” hoặc “khi và chỉ khi” để phát biểu định lí theo hai cách khác nhau.
Phương pháp giải:
a)
Mệnh đề phát biểu là “Nếu P thì Q”, “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q”.
Mệnh đề phát biểu là “Nếu Q thì P”
b) Hai mệnh đề P và Q là tương đương nếu cả hai mệnh đề và đều đúng.
Phát biểu:
“P là điều kiện cần và đủ để có Q” (hoặc “Q là điều kiện cần và đủ để có P”)
Hoặc “P khi và chỉ chi Q”.
Lời giải:
a)
Mệnh đề : “Nếu tứ giác ABCD là hình vuông thì nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”
Mệnh đề : “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau thì nó là hình vuông”
b)
Theo dấu hiệu nhận biết hình vuông, hai mệnh đề và đều đúng. Do đó, P và Q là hai mệnh đề tương đương. Ta có thể phát biểu thành định lí như sau:
“Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là điều kiện cần và đủ để nó là hình vuông”
Hoặc “Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau"
Lý thuyết Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương
- Mệnh đề Q ⇒ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P ⇒ Q.
Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.
Ví dụ 6. Cho hai mệnh đề:
P: “n = 0”; Q: “n là số nguyên”.
“Nếu n = 0 thì n là số nguyên” là mệnh đề .
“Nếu n là số nguyên thì n = 0” là mệnh đề .
+ Mệnh đề “Nếu n là số nguyên thì n = 0” là mệnh đề đảo của mệnh đề “Nếu n = 0 thì n là số nguyên”.
+ Mệnh đề là mệnh đề đúng còn mệnh đề không đúng.
- Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu là P ⇔ Q (đọc là “P tương đương Q” hoặc “P khi và chỉ khi Q”).
- Khi đó ta cũng nói P là điều kiện cần và đủ để có Q (hay Q là điều kiện cần và đủ để có P).
Nhận xét: Hai mệnh đề P và Q tương đương khi chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Ví dụ 7. Cho 2 mệnh đề: P: “Tứ giác ABCD là hình bình hành”; Q: “Tứ giác ABCD có hai cặp cạnh đối song song”.
“Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì tứ giác ABCD có hai cặp cạnh đối song song” là mệnh đề .
“Nếu tứ giác ABCD có hai cặp cạnh đối song song thì tứ giác ABCD là hình bình hành” là mệnh đề .
Hai mệnh đề này đều đúng nên P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
HĐ Khởi động trang 7 Toán lớp 10:Bạn có thể phát biểu định lí theo cách khác?...
HĐ Khám phá 1 trang 7 Toán lớp 10: Xét các câu sau đây:...
Thực hành 1 trang 8 Toán lớp 10: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?...
Thực hành 2 trang 8 Toán lớp 10: Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:...
HĐ Khám phá 2 trang 8 Toán lớp 10: Xét câu “n chia hết cho 5” (n là số tự nhiên)....
HĐ Khám phá 4 trang 10 Toán lớp 10: Xét hai mệnh đề sau:...
Thực hành 5 trang 12 Toán lớp 10: Xét hai mệnh đề:...
HĐ Khám phá 5 trang 12 Toán lớp 10: Xét hai mệnh đề dạng sau:...
HĐ Khám phá 6 trang 13 Toán lớp 10: Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:...
Thực hành 7 trang 14 Toán lớp 10: Sử dụng kí hiệu để viết các mệnh đề sau:...
Thực hành 8 trang 14 Toán lớp 10: Xét tính đúng sai và viết mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau:...
Bài 3 trang 14 Toán lớp 10: Xét hai mệnh đề:...
Bài 4 trang 15 Toán lớp 10: Cho các định lí:...
Bài 6 trang 15 Toán lớp 10: Cho các mệnh đề sau:...
Bài 7 trang 15 Toán lớp 10: Xét tính đúng sai và viết mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau đây:...
Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Các phép toán trên tập hợp
Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn