Bài 5 trang 107 Toán 7 Tập 2 | Cánh diều Giải toán lớp 7

728

Với giải Bài 5 trang 107 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Bài 5 trang 107 Toán 7 Tập 2: Hình 107 là mặt cắt đứng của một ngôi nhà có mái dốc. Mỗi tầng cao 3,3 m. Mặt cắt mái nhà có dạng tam giác ABC cân tại A với đường trung tuyến AH dài 1,2 m. Tại vị trí O là trọng tâm tam giác ABC, người ta làm tâm cho một cửa sổ có dạng hình tròn.

Giải Toán 7 Bài 10 (Cánh diều): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

a) AH có vuông góc với BC không? Vì sao?

b) Vị trí O ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất?

Lời giải:

a) DABC cân tại A nên AB = AC và ABH^=ACH^.

Lại có AH là đường trung tuyến của ABC nên H là trung điểm của BC.

Do đó BH = CH.

Xét ABH và ACH có:

AB = AC (chứng minh trên),

ABH^=ACH^ (chứng minh trên),

BH = CH (chứng minh trên),

Do đó ABH = ACH (c.g.c).

Suy ra AHB^=AHC^ (hai góc tương ứng).

Mà AHB^+AHC^=180° 

Nên AHB^=AHC^=180°2=90° 

Hay AH  BC.

Vậy AH  BC.

b) Vì O là trọng tâm của tam giác ABC nên OH = 13AH (tính chất trong tâm tam giác)

Mà AH = 1,2 m

Do đó OH = 13. 1,2 = 0,4 m.

Vì mỗi tầng cao 3,3 m mà ngôi nhà ba tầng nên vị trí O ở độ cao so với mặt đất là:

0,4 + 3,3 . 3 = 10,3 (m)

Vậy vị trí O ở độ cao 10,3 m so với mặt đất.

Đánh giá

0

0 đánh giá