Bài 4.39 trang 87 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 7

6.3 K

Với giải Bài 4.39 trang 87 Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài tập cuối chương 4 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 4

Bài 4.39 trang 87 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A có B = 60°. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CAM^=30o. Chứng minh rằng:

a) Tam giác CAM cân tại M;

b) Tam giác BAM là tam giác đều;

c) M là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Phương pháp giải:

a)      Dùng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ suy ra góc A bằng góc C.

b)      Chứng minh tam giác ABM cân có 1 góc bằng 60 độ

c)      Dùng tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ để tính số đo 3 góc từ đó suy ra tam giác đều

Lời giải:

a)      Xét tam giác ABC có:

A^+B^+C^=180o=>90o+60o+C^=180o=>C^=30o

Xét tam giác CAM có A^=C^=30o

=>Tam giác CAM cân tại M.

b) Xét tam giác ABM có:

C^+CMA^+CAM^=180o=>30o+CMA^+30o=180o=>CMA^=120o=>BMA^=180oCMA^=180o120o=60o

Xét tam giác ABM có:

B^+BMA^+BAM^=180o=>60o+60o+BAM^=180o=>BAM^=60o

Do BAM^=BMA^=ABM^=60o nên tam giác ABM đều.

c) Do tam giác CAM cân tại M nên MA = MC (1).

Do tam giác BAM là tam giác đều nên MA = MB (2).

Từ (1) và (2) ta có MB = MC.

Mà M nằm giữa B và C nên M là trung điểm của BC.

Vậy M là trung điểm của BC.

Bài tập vận dụng:

Bài 1. Tính số đo x, y trong các hình dưới đây:

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: x + x + 30° + x + 15° = 180° (tổng ba góc trong tam giác)

⇒ 3x + 45° = 180°

⇒ 3x = 180° − 45°

⇒ 3x = 135°

⇒ x = 45°

Vậy x = 45°

b) Ta có: 3y – 10° = y + 60° (góc ngoài của tam giác)

⇒ 2y = 70°

⇒ y = 35°

Có: x + y + 60° = 180° (tổng ba góc trong tam giác)

⇒ x + 35° + 60° = 180°

⇒ x = 85°

Vậy x = 85°; y = 35°

Bài 2. Cho hình dưới đây, biết tam giác ABC vuông tại A, BD là tia phân giác của góc ABC và BA = BE. Chứng minh rằng:

a) <ΔABD=ΔEBD và BED^=90°>;

b) BD là đường trung trực của cạnh AE;

c) Tam giác BFC là tam giác cân.

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 2)

Hướng dẫn giải

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 3)

a) Xét tam giác ABD và tam giác EBD có:

BA = BE (theo giả thiết)

ABD^=EBD^ (BD là tia phân giác của ABC^)

BD là cạnh chung

Do đó, ΔABD=ΔEBD (c.g.c)

⇒ BAD^=BED^ (hai góc tương ứng)

Mà BAD^=90°(theo giả thiết) ⇒ BED^=90° (đpcm)

b) Vì ΔABD=ΔEBD (chứng minh trên)

⇒ DA = DE (2 cạnh tương ứng)

⇒ D thuộc đường trung trực của AE (tính chất đường trung trực) (1)

Mà BA = BE (theo giả thiết)

⇒ B thuộc đường trung trực của AE (tính chất đường trung trực) (2)

Từ (1) và (2) ⇒ BD là đường trung trực của AE (đpcm)

c) Vì BED^=90° (chứng minh trên) ⇒ ΔEBF vuông tại E

Xét tam giác ABC (vuông tại A) và tam giác EBF (vuông tại E) có:

BA = BE (theo giả thiết)

ABC^ là góc chung

⇒ ΔABC=ΔEBF (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

⇒ BC = BF (2 cạnh tương ứng)

⇒ ΔBFC cân tại B (đpcm).

Bài 3. Cho M, N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của cạnh AB sao cho AM = BN. O là giao điểm của MN và AB. Chứng minh rằng:

a) ΔAMO=ΔBNO;

b) Tam giác AMN cân;

c) Nếu AMO^=30° thì tam giác AMB là tam giác đều.

Hướng dẫn giải

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 5)

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 5)

MN là đường trung trực của AB ⇒ MN ⊥ AB tại O và OA = OB

a) Xét hai tam giác vuông AMO và BNO có:

AM = BN (theo giả thiết)

OA = OB

⇒ ΔAMO=ΔBNO (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

b) Ta có: AN = BN (vì N thuộc đường trung trực của AB)

Mà AM = BN (theo giả thiết)

⇒ AN = AM

⇒ ΔAMN cân cân tại A (đpcm)

c) Tam giác AMO vuông tại O có:

AMO^+MAO^=90° (hai góc phụ nhau)

⇒ 30°+MAO^=90°

⇒ MAO^=60° hay MAB^=60°

Có: MA = MB (vì M thuộc đường trung trực của AB)

⇒ ΔAMB là tam giác cân

Mà MAB^=60°

⇒ ΔAMB là tam giác đều (đpcm).

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá