Bài 4.12 trang 73 Toán lớp 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán lớp 7

5 K

Với giải Bài 4.12 trang 73 Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Bài 4.12 trang 73 Toán lớp 7: Trong mỗi hình bên (H.4.39), hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Phương pháp giải:

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

Lời giải:

a)Xét tam giác ABD và tam giác CBD có:

AB=CD

ABD^=CDB^

BD chung

Vậy ΔABD=ΔCBD(c.g.c)

b)Xét hai tam giác OAD và OCB có:

AO=CO

AOD^=COB^(đối đỉnh)

OD=OB

Vậy ΔOAD=ΔOCB(c.g.c)

Bài tập vận dụng:

Bài 1. Trong mỗi hình dưới đây, hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

a) Hai tam giác AED và CEB có:

AE = CE

AED^=CEB^(hai góc đối đỉnh)

DE = BE

Do đó ΔAED=ΔCEB(c.g.c)

b) Hai tam giác QGH và QIH có:

GQH^=IQH^

QH là cạnh chung

GHQ^=IHQ^

Do đó ΔQGH=ΔQIH(g.c.g)

Bài 2. Cho hình vẽ dưới đây, biết CE = DE và CEA^=DEA^.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 6)

Chứng minh rằng:

a) ΔAEC=ΔAED;

b) ΔABC=ΔABD.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 7)

a) Xét ΔAEC và ΔAED có:

CE = DE (theo giả thiết)

CEA^=DEA^ (theo giả thiết)

AE là cạnh chung

Do đó ΔAEC=ΔAED (c.g.c)

b) Vì ΔAEC=ΔAED (theo câu a)

⇒ AC = AD (2 cạnh tương ứng) và CAE^=DAE^ (2 góc tương ứng)

Xét ΔABC và ΔABD có:

AC = AD (chứng minh trên)

CAE^=DAE^ (chứng minh trên)

AB là cạnh chung

Do đó ΔABC=ΔABD (c.g.c)

Bài 3. Cho hình vẽ dưới đây, biết đoạn thẳng JK song song và bằng đoạn thẳng ML.

Chứng minh rằng:

a) ΔJOK=ΔLOM

b) OP = OQ.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 8)

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác (ảnh 9)

a) Vì JK ML nên:

OJK^=OLM^ (2 góc so le trong)

OKJ^=OML^ (2 góc so le trong)

Xét ΔJOK và ΔLOM có:

OJK^=OLM^ (chứng minh trên)

JK = ML (theo giả thiết)

OKJ^=OML^ (chứng minh trên)

Do đó ΔJOK=ΔLOM (g.c.g)

b) Vì ΔJOK=ΔLOM (theo câu a)

⇒ KO = MO (2 cạnh tương ứng)

Xét ΔKOP và ΔMOQ có:

OKJ^=OML^ (chứng minh trên)

KO = MO (chứng minh trên)

KOP^=MOQ^ (2 góc đối đỉnh)

Do đó ΔKOP=ΔMOQ (g.c.g)

⇒ OP = OQ (2 cạnh tương ứng).

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

HĐ 4 trang 72 Toán lớp 7: Vẽ thêm tam giác ABC sao cho BC = 3cm, góc A'B'C' = 80 độ, góc A'C'B' = 40 độ (H4.34).Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa so sánh độ dài các cạnh của hai tam giác ABC và A'B'C'. Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?...

Đánh giá

0

0 đánh giá