Cho đường tròn (O; 5 cm) và AB là một dây bất kì của đường tròn đó. Biết AB = 6 cm

234

Với giải Bài 5.6 trang 90 Toán 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Cung và dây của một đường tròn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 14: Cung và dây của một đường tròn

Bài 5.6 trang 90 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O; 5 cm) và AB là một dây bất kì của đường tròn đó. Biết AB = 6 cm.

a) Tính khoảng cách từ O đến đường thẳng AB.

b) Tính tan α nếu góc ở tâm chắn cung AB bằng 2α.

Lời giải:

Bài 5.6 trang 90 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 9

a) Gọi H là trung điểm của AB.

Suy ra AH=AB2=62=3  (cm).

Xét ∆OAH và ∆OBH có:

OA = OB = R

Cạnh OH chung

HA = HB (do H là trung điểm của AB)

Do đó ∆OAH = ∆OBH (c.c.c).

Suy ra OHA^=OHB^  (hai góc tương ứng)

 OHA^  và OHB^  là hai góc bù nhau nên OHA^+OHB^=180°  hay 2OHB^=180°

Suy ra OHA^=OHB^=90°  nên OH ⊥ AB.

Do đó khoảng cách từ O đến đường thẳng AB bằng độ dài đoạn OH.

Xét tam giác OAH vuông tại H có:

AH2 + OH2 = OA2 (định lý Pythagore)

Hay OH2 = OA2 − AH2 = 52 − 32 = 16.

Nên OH = 4 cm.

Vậy khoảng cách từ O đến đường thẳng AB bằng 4 cm.

b) Theo giả thiết, góc ở tâm chắn cung AB là AOB^=2α .

Từ câu a) ∆OAH = ∆OBH suy ra HOA^=HOB^  (hai góc tương ứng).

Lại có: HOA^+HOB^=AOB^  nên 2HOA^=2α  hay HOA^=α.

Suy ra tanα=AHOH=34.

Sơ đồ tư duy Cung và dây của một đường tròn

Đánh giá

0

0 đánh giá