Cho tam giác ABC vuông tại A (Hình 7). Tổng số đo của góc B và góc C bằng bao nhiêu

250

Với giải Hoạt động 2 trang 77 Toán 9 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Hoạt động 2 trang 77 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A (Hình 7).

Hoạt động 2 trang 77 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

a) Tổng số đo của góc B và góc C bằng bao nhiêu?

b) Viết công thức tính các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.

c) Mỗi tỉ số lượng giác của góc B bằng tỉ số lượng giác nào góc C?

Lời giải:

a) Xét ∆ABC vuông tại A, ta có: B^+C^=90° (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông bằng 90°).

b) Xét ∆ABC vuông tại A, theo định nghĩa tỉ số lượng giác, ta có:

⦁ sinB=ACBC;cosB=ABBC;tanB=ACAB;cotB=ABAC.

⦁ sinC=ABBC;cosC=ACBC;tanC=ABAC;cotC=ACAB.

c) Theo câu b, ta có: sinB = cosC; cosB = sinC; tanB = cotC; cotB = tanC.

Lý thuyết Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Nhận xét: Hai góc nhọn có tổng bằng 900 được gọi là hai góc phụ nhau.

Định lí về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Với 00<α<900, ta có:

sin(900α)=cosαcos(900α)=sinα;

tan(900α)=cotαcot(900α)=tanα.

Lý thuyết Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Cho α và β là hai góc phụ nhau, ta có:

sinα=cosβcosα=sinβtanα=cotβcotα=tanβ.

Ví dụ:

sin600=cos(900600)=cos300;cos52030=sin(90052030)=sin37030;tan800=cot(900800)=cot100;cot820=tan(900820)=tan80.

Bảng giá trị lượng giác của các góc 300,450,600

Lý thuyết Tỉ số lượng giác của góc nhọn (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

Quy ước:

sin2α=(sinα)2;cos2α=(cosα)2;tan2α=(tanα)2;cot2α=(cotα)2.

Đánh giá

0

0 đánh giá