Giải SGK Toán 10 (Chân trời sáng tạo) Bài tập cuối chương 7

10.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 7 chi tiết sách Toán 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 7

Giải toán lớp 10 trang 19 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 19 Toán lớp 10: Xét dấu của các tam thức bậc hai sau:

a) f(x)=6x2+41x+44

b) g(x)=3x2+x1

c) h(x)=9x2+12x+4

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức Δ=b24ac

Bước 2: Xác định nghiệm của f(x)nếu có

Bước 3: Các định dấu của hệ số a

Bước 4: Xác định dấu của f(x)

Lời giải:

a) f(x)=6x2+41x+44 có Δ=625>0, có hai nghiệm phân biệt là x1=112,x2=43 và có a=6>0

Ta có bảng xét dấu f(x)như sau:

 Bài 1 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy f(x) dương trong khoảng (;112)(43;+) và âm trong khoảng (112;43)

b) g(x)=3x2+x1 có Δ=11<0 và có a=3<0

Ta có bảng xét dấu như sau

 Bài 1 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Vậy g(x)luôn âm với mọi xR

c) h(x)=9x2+12x+4 có Δ=0, có nghiệm kép là x1=x2=23 và có a=9>0

Ta có bảng xét dấu của h(x) như sau:

 Bài 1 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Vậy h(x) luôn dương khi x23

Bài 2 trang 19 Toán lớp 10: Giải các bất phương trình sau:

a) 7x219x60

b) 6x2+11x>10

c) 3x24x+7>x2+2x+1

d) x210x+250

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức Δ=b24ac

Bước 2: Xác định nghiệm của f(x)nếu có

Bước 3: Các định dấu của hệ số a

Bước 4: Xác định dấu của f(x)

Lời giải:

a) Xét tam thức f(x)=7x219x6 có Δ=529>0, có hai nghiệm phân biệt x1=27,x2=3 và có a=7>0

Ta có bảng xét dấu như sau

 Bài 2 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Vậy nghiệm của bất phương trình là đoạn [27;3]

b) 6x2+11x>106x2+11x10>0

Xét tam thức f(x)=6x2+11x10 có Δ=119<0và có a=6<0

Ta có bảng xét dấu như sau

 Bài 2 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Vậy bất phương trình vô nghiệm

c) 3x24x+7>x2+2x+12x26x+6>0

Xét tam thức f(x)=2x26x+6 có Δ=12<0và có a=2>0

Ta có bảng xét dấu như sau

 Bài 2 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Vậy bất phương trình có vô số nghiệm

d) Xét tam thức f(x)=x210x+25 có Δ=0, có nghiệm kép x1=x2=5 và có a=1>0

Ta có bảng xét dấu như sau

 Bài 2 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy nghiệm của bất phương trình là x=5

Bài 3 trang 19 Toán lớp 10: Dựa vào đồ thị của hàm số bậc hai được cho, hãy giải các bất phương trình sau:

Bài 3 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Bài 3 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát vào đồ thị ta thấy

+) Tại giao điểm của đồ thị và trục hoành là nghiệm của f(x)=0

+) Khoảng của x mà phần độ thị nằm trên trục hoành là nghiệm của f(x)>0

+) Khoảng của x mà phần độ thị nằm dưới trục hoành là nghiệm của f(x)<0

Lời giải:

a) Quan sát vào độ thị ta thấy đoạn mà đồ thị nằm dưới truch hoành là [2;52]

Vậy nghiệm của bất phương trình x20,5x50 là đoạn  [2;52]

b) Quan sát vào đồ thị ta thấy đồ thị luôn nằm dưới trục hoành

Vậy nghiệm của bất phương trình 2x2+x1>0 vô nghiệm

Bài 4 trang 19 Toán lớp 10: Giải các phương trình sau:

a) x27x=9x28x+3

b) x2+x+8x2+4x+1=0

c) 4x2+x1=x+1

d) 2x210x29=x8

Phương pháp giải:

Bước 1: Bình phương hai vế để làm mất dấu căn, chuyển vế và rút gọn

Bước 2: Giải phương trình bậc hai vừa nhân được

Bước 3: Thử lại nghiệm vừa tìm được và kết luận

Lời giải:

a) x27x=9x28x+3

x27x=9x28x+310x2+x3=0

x=35 và x=12

Thay hai nghiệm vừa tìm được vào phương trình x27x=9x28x+3 thì ta thấy chỉ có nghiệm x=35 thỏa mãn phương trình

Vậy nghiệm của phương trình là x=35

b) x2+x+8x2+4x+1=0

x2+x+8=x2+4x+1x2+x+8=x2+4x+13x=7x=73

Thay x=73 vào phương trình x2+x+8x2+4x+1=0 ta thấy thỏa mãn phương trình

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x=73

c) 4x2+x1=x+1

4x2+x1=(x+1)24x2+x1=x2+2x+13x2x2=0

x=23 và x=1

Thay hai nghiệm trên vào phương trình 4x2+x1=x+1 ta thấy cả hai nghiệm đều thỏa mãn

Vậy nghiệm của phương trình trên là x=23 và x=1

d) 2x210x29=x8

2x210x29=x82x211x21=0

x=32 và x=7

Thay hai nghiệm x=32 và x=7 vào phương trình  2x210x29=x8 ta thấy cả hai đều không thảo mãn phương trình

Vậy phương trình 2x210x29=x8 vô nghiệm

Bài 5 trang 19 Toán lớp 10: Một tam giác vuông có một cạnh góc vuông ngắn hơn cạnh huyền 8 cm. Tính độ dài của cạnh huyền, biết chu vi của tam giác bằng 30 cm.

Phương pháp giải:

Bước 1: Đặc cạnh huyền của tam giác là x (x>8), xác định các cạnh còn lại qua mối quan hệ với cạnh huyền

Bước 2: Lập phương trình từ giả thiết chu vi biết chu vi được tính bằng công thức C=a+b+c

Bước 3: Giải phương trình vừa tìm được.

Lời giải:

Đặt cạnh huyền của tam giác là x (x>8)

Theo giải thiết ta tính được cạnh góc vuông là x8

Áp dụng định lý Pitago ta tính được cạnh góc vuông còn lại là x2(x8)2=16x64

Ta có chu vi của tam giác là x+(x8)+16x64=30

16x64=382x16x64=(382x)216x64=1444152x+4x24x2168x+1508=0

x=13 và x=29

Thay x=13 và x=29 vào phương trình 16x64=382x ta thấy chỉ có x=13 thảo mãn phương trình

Vậy cạnh huyền có độ dài là 13 cm.

Bài 6 trang 19 Toán lớp 10: Một quả bóng được bắn thẳng lên từ độ cao 2 m với vận tốc ban đầu là 30 m/s. Khoảng cách quả bóng so với mặt đất t giây được cho bởi hàm số:

h(t)=4,9t2+30t+2

với h(t) tính bằng đơn vị mét. Hỏi quả bóng nằm ở độ cao trên 40 m trong thời gian bao lâu? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Phương pháp giải:

Bước 1: Từ giả thiết lập bất phương trình.

Bước 2: Giải bất phương trình vừa tìm được.

Lời giải:

Theo giả thiết, khoảng thời gian bóng nằm ở độ cao 40 m là nghiệm của bất phương trình sau:

h(t)>404,9t2+30t+2>404,9t2+30t38>0

Xét tam thức f(t)=4,9t2+30t38 có Δ=155,2>0, có hai nghiệm phân biệt là x11,8;x24,3 và có a=4,9<0

Ta có bảng xét dấu như sau:

Bài 6 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Từ đó cho thấy khoảng từ 1,8 s đến 4,3 s lag khoảng thời gian bóng cao so với mặt đất lớn hơn 40 m

Vậy quả bóng nằm ở độ cao trên 40 m trong thời gian 2,5 giây.

Bài 7 trang 19 Toán lớp 10: Một chú cá heo nhảy lên khỏi mặt nước sau t giây được cho bởi hàm số h(t)=4,9t2+9,6t

Tính khoảng thời gian cá heo ở trên không.

Phương pháp giải:

Bước 1: Từ giả thiết lập bất phương trình

Bước 2: Giải bất phương trình vừa tìm được

Lời giải:

Khoảng thời gian cá heo ở trên không chính khoảng cá heo cao hơn mặt nước

Ta có bất phương trình h(t)>04,9t2+9,6t>0

Xét tam thức f(t)=4,9t2+9,6t có Δ=92.16>0, có hai nghiệm phân biệt là x1=0,x2=9649 và có a=4,9<0

Ta có bảng xét dấu như sau:

Bài 7 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy khoảng thời gian cá heo ở trên không là khoảng (0;9649) giây

Bài 8 trang 19 Toán lớp 10: Lợi nhuận một tháng p(x) của một quán ăn phụ thuộc vào giá trung bình x của các món ăn theo công thức p(x)=30x2+2100x15000, với đơn vị tính bằng nghìn đồng. Nếu muốn lợi nhuận không dưới 15 triệu đồng một tháng thì giá bán trung bình của các món ăn cần nằm trong khoảng nào?

Phương pháp giải:

Bước 1: Từ giả thiết lập bất phương trình

Bước 2: Giải bất phương trình vừa tìm được

Lời giải:

15 triệu đồng = 15000 nghìn đồng

Từ giả thiết bài toán ta có bất phương trình p(x)1500030x2+2100x1500015000

30x2+2100x300000

Xét tam thức f(x)=30x2+2100x30000 có Δ=810000>0, có hai nghiệm phân biệt là x1=20,x2=50 và a=30<0

Ta có bảng xét dấu như sau

Bài 8 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nếu muốn lợi nhuận không dưới 15 triệu đồng một tháng thì giá bán trung bình của các món ăn cần nằm trong khoảng 20 đến 50 nghìn đồng.

Bài 9 trang 19 Toán lớp 10: Quỹ đạo của một quả bóng được mô tả bằng hàm số y=f(x)=0,03x2+0,4x+1,5với y (tính bằng mét) là độ cao của quả bóng so với mặt đất khi độ dịch chuyển theo phương ngang của bóng là x (tính bằng mét). Để quả bóng có thể ném được qua lưới cao 2 m, người ta phải đứng cách lưới bao xa? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười

Phương pháp giải:

Bước 1: Từ giả thiết lập bất phương trình

Bước 2: Giải bất phương trình vừa tìm được

Lời giải:

Để quả bóng có thể ném được qua lưới cao 2 m thì y=f(x)=0,03x2+0,4x+1,5>2

f(x)=0,03x2+0,4x0,5>0

Xét tam thức f(x)=0,03x2+0,4x0,5 có Δ=0,1>0, có hai nghiệm phân biệt là x11,4;x211,9 và có a=0,03<0

Ta có bảng xét dấu như sau

Bài 9 trang 19 Toán lớp 10 Tập 2 | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Vậy để quả bóng có thể ném được qua lưới cao 2 m, người ta phải đứng cách lưới từ 1,4 cho đến 11,9 mét

Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai

Bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân

Bài 2: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp

Bài 3: Nhị thức Newton

Lý thuyết Chương 4: Bất phương tình bậc hai một ẩn

1. Tam thức bậc hai

– Đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với a, b, c là các hệ số, a ≠ 0 và x là biến số được gọi là tam thức bậc hai.

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi thay x bằng giá trị x0 vào f(x), ta được  gọi là giá trị của tam thức bậc hai  tại x0.

• Nếu f(x0) > 0 thì ta nói f(x) dương tại x0.

• Nếu f(x0) < 0 thì ta nói f(x) âm tại x0.

• Nếu f(x) dương (âm) tại mọi điểm x thuộc một khoảng hoặc một đoạn thì ta nói f(x) dương (âm) trên khoảng hoặc đoạn đó.

Ví dụ: Biểu thức nào sau đây là tam thức bậc hai? Nếu là tam thức bậc hai, hãy xét dấu của nó tại x = 3.

a) f(x) = x+ 2x4 – 2;

b) f(x) = –x2 + 2x – 3;

c) f(x) = 3x2 – 5x.

Hướng dẫn giải

a) Biểu thức f(x) = x+ 2x4 – 2 không phải là tam thức bậc hai vì có chứa x4.

b) Biểu thức f(x) = –x2 + 2x – 3 là tam thức bậc hai với a = –1, b = 2 và c = –3.

Khi x = 3 ta có:

f(3) = –32 + 2.3 – 3 = = –9 + 6 – 3 = –6 < 0.

Do đó f(x) âm tại x = 3.

c) Biểu thức f(x) = 3x2 – 5x là tam thức bậc hai với a = 3, b = -5  và c = 0.

Khi x = 3 ta có:

f(3) = 3.32 – 5.3 = 27 – 35 > 0

Do đó f(x) dương tại x = 3.

– Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0). Khi đó:

• Nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c là nghiệm của f(x).

• Biểu thức ∆ = b2 – 4ac và Δ'=b22ac lần lượt là biệt thức và biệt thức rút gọn của f(x).

Ví dụ: Tìm biệt thức (hoặc biệt thức thu gọn) và nghiệm (nếu có) của các tam thức bậc hai sau:

a) f(x) = x2 + 2x – 5;

b) f(x) = = –3x2 + 18x – 27;

c) f(x) = x + x2 + 1.

Hướng dẫn giải

a) f(x) = x2 + 2x – 5 có ∆' = 12 – 1.(–5) = 6 > 0.

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=1+6 và  x2=16

Vậy tam thức bậc hai đã cho có hai nghiệm là x1=1+6  và x2=16  

b) f(x) = –3x2 + 18x – 27

f(x) có ∆' = 92 – (‒3).(–27) = 0

Do đó f(x) có nghiệm kép là x=93=3  

Vậy tam thức bậc hai đã cho có nghiệm là x = 3.

c) f(x) = x + x2 + 1 = x2 + x + 1.

f(x) có ∆ = 12 – 4.1.1 = –3 < 0.

Do đó f(x) vô nghiệm.

Vậy tam thức bậc hai đã cho vô nghiệm.

2. Định lí về dấu của tam thức bậc hai

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0).

+  Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu với a với mọi giá trị x.

+ Nếu ∆ = 0 và x0=b2a là nghiệm kép của f(x) thì f(x) cùng dấu với a với mọi x khác x0.

+ Nếu ∆ > 0 và x1, x2 là hai nghiệm của f(x) (x1 < x2) thì:

• f(x) trái dấu với a với mọi x trong khoảng (x1; x2);

• f(x) cùng dấu với a với mọi x thuộc hai khoảng (–∞; x1), (x2; +∞).

Chú ý:

+ Để xét dấu tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0), ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tính và xác định dấu của biệt thức ∆;

Bước 2: Xác định nghiệm của f(x) (nếu có);

Bước 3: Xác định dấu của hệ số a;

Bước 4: Xác định dấu của f(x).

+ Khi xét dấu của tam thức bậc hai, ta có thể dùng biệt thức thu gọn ∆' thay cho biệt thức ∆.

Ví dụ: Xét dấu của các tam thức bậc hai sau:

a) f(x) = 3x2 + 6x – 9;

b) f(x) = –2x2 + 8x + 10;

c) f(x) = 4x2 + 8x + 4;

d) f(x) = –3x2 + 2x – 1.

Hướng dẫn giải

a) f(x) = 3x2 + 6x – 9

f(x) có a = 3 > 0 và ∆' = 32 – 3.(–9) = 36 > 0.

Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=3+363=1 và  x1=3-363=-3

Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:

x

–∞

 

–3

 

1

 

+∞

f(x)

 

+

0

0

+

 

Vậy, f(x) dương trong khoảng (–∞; –3) và (1; +∞);

f(x) âm trong khoảng (–3; 1).

b) f(x) = –2x2 + 8x + 10

f(x) có a = –2 < 0 và ∆' = 42 – (–2).10 = 36 > 0.

Khi đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=4+362=1 và  x2=4362=5

Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:

x

–∞

 

–1

 

5

 

+∞

f(x)

 

0

+

0

 

Vậy, f(x) âm trong khoảng (–∞; –1) và (5; +∞);

f(x) dương trong khoảng (–1; 5).

c) f(x) = 4x2 + 8x + 4

f(x) có a = 4 > 0 và ∆' = 42 – 4.4 = 0.

Khi đó f(x) có nghiệm kép là x=44=1   

Vậy, f(x) dương với mọi x ≠ –1.

d) f(x) = –3x2 + 2x – 1.

f(x) có a = –3 < 0 và ∆' = 12 – (–3).(–1) = –2 < 0.

Vậy f(x) âm với mọi x  ℝ.

3. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn

– Bất phương trình bậc hai một ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng:

ax2 + bx + c ≤ 0, ax2 + bx + c < 0, ax2 + bx + c ≥ 0, ax2 + bx + c > 0, với a ≠ 0.

Nghiệm của bất phương trình bậc hai là các giá trị của biến x mà khi thay vào bất phương trình ta được bất đẳng thức đúng.

Ví dụ: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn? Nếu là bất phương trình bậc hai một ẩn, x = –2 và x = 3 có phải là nghiệm của bất phương trình đó hay không?

a) 2x2 – 7x – 15 < 0;

b) 3 – 2x2 + x3 > 0;

c) x2 – 4x + 3 ≥ 0.

Hướng dẫn giải

a) 2x2 – 7x – 15 < 0

Bất phương trình trên là bất phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c < 0 với a = 2, b = –7, c = –15.

• Với x = –2 thay vào bất phương trình ta có:

2.(–2)2 – 7.(–2) – 15 < 0

 7 < 0. Đây là bất đẳng thức sai.

Do đó x = –2 không là nghiệm của bất phương trình.

• Với x = 3 thay vào bất phương trình ta có:

2.32 – 7.3 – 15 < 0

 –18 < 0. Đây là bất đẳng thức đúng.

Do đó x = 3 là nghiệm của bất phương trình.

b) 3 – 2x2 + x3 > 0

Bất phương trình trên không là bất phương trình bậc hai một ẩn vì có chứa x3.

c) x2 – 4x + 3 ≥ 0.

Bất phương trình trên là bất phương trình bậc hai một ẩn dạng ax2 + bx + c ≥ 0 với a = 1, b = –4, c = 3.

• Với x = –2 thay vào bất phương trình ta có:

(–2)2 – 4.(–2) + 3 ≥ 0 15 ≥ 0. Đây là bất đẳng thức đúng.

Do đó x = –2 là nghiệm của bất phương trình.

• Với x = 3 thay vào bất phương trình ta có:

32 – 4.3 + 3 ≥ 0 0 ≥ 0. Đây là bất đẳng thức đúng.

Do đó x = 3 là nghiệm của bất phương trình.

– Giải bất phương trình bậc hai là tìm tập hợp các nghiệm của bất phương trình đó.

Ta có thể giải bất phương trình bậc hai bằng cách xét dấu của tam thức bậc hai tương ứng.

Ví dụ: Giải các bất phương trình sau:

a) x2 – 3x + 2 < 0;

b) –2x2 + 3x – 7 ≥ 0.

Hướng dẫn giải

a) x2 – 3x + 2 < 0

Xét tam thức bậc hai f(x) = x2 – 3x + 2

Ta có ∆ = (–3)2 – 4.1.2 = 1 > 0

Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là x1 = 1 và x2 = 2.

Vì a = 1 > 0 nên ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:

x

–∞

 

1

 

2

 

+∞

f(x)

 

+

0

0

+

 

Dựa vào bảng xét dấu f(x) < 0  x  (1; 2).

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là (1; 2).

b) –2x2 + 3x – 7 ≥ 0.

Xét tam thức bậc hai f(x) = –2x2 + 3x – 7

Ta có ∆ = 32 – 4.(–2).(–7) = –47 < 0.

Mặt khác a = –2 < 0

Do đó f(x) < 0 với mọi x.

Khi đó không có giá trị nào của x thỏa mãn f(x) ≥ 0.

Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm.

4. Phương trình dạng ax2+bx+c=dx2+ex+f

Để giải phương trình ax2+bx+c=dx2+ex+f  ta làm như sau:

Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình:

ax2 + bx + c = dx2 + ex + f

Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thoả mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.

Ví dụGiải phương trình sau: x2+3x2=x+1

Hướng dẫn giải

 x2+3x2=x+1    (1)

Bình phương hai vế của phương trình (1) ta có:

x2 + 3x – 2 = x + 1

 x2 + 2x – 3 = 0

x = 1 hoặc x = –3.

• Với x = 1 thay vào phương trình (1) ta được:

12+3.12=1+12=2 (đúng)

Do đó x = 1 là nghiệm của phương trình (1).

• Với x = –3 ta thấy x + 1 = –3 +1 = –2 < 0 nên không tồn tại x+1.

Do đó x = –3 không là nghiệm của phương trình (1).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 1.

5. Phương trình dạng ax2+bx+c=dx+e

Để giải phương trình ax2+bx+c=dx+e ta làm như sau:

Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình: ax2 + bx + c = dx +e

Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thoả mãn phương trình đã cho hay không và kết luận nghiệm.

Ví dụGiải phương trình sau: 4+2xx2=x2  

Hướng dẫn giải

 4+2xx2=x2      (2)

Bình phương hai vế phương trình (2) ta có:

4 + 2x – x2 = (x – 2)2

 4 + 2x – x2 = x2 – 4x + 4

 2x2 – 6x = 0

 2x(x – 3) = 0

 x = 0 hoặc x = 3

• Với x = 0 thay vào phương trình (2) ta được:

 4+2.002=022 = –2 (vô lí)

Do đó x = 0 không là nghiệm của phương trình (2).

• Với x = 3 thay vào phương trình (2) ta được:

4+2.332=321 = 1 (đúng)

Do đó x = 3 là nghiệm của phương trình (1).

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 3.

Đánh giá

0

0 đánh giá