Giải SGK Toán 9 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 6

680

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài tập cuối chương 6 chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 6

Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1 trang 21 Toán 9 Tập 2: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)?

A. Với a > 0, đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị.

B. Với a < 0, đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm thấp nhất của đồ thị.

C. Với a > 0, đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm thấp nhất của đồ thị.

D. Với a < 0, đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0):

• Với a > 0, đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm thấp nhất của đồ thị.

 Với a < 0, đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị.

Do đó khẳng định D đúng.

Bài 2 trang 21 Toán 9 Tập 2: Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số y=12x2?

A. (4; 4).

B. (−4; 8).

C. (−4; −8).

D. (4; −4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

 Thay điểm (4; 4) vào đồ thị hàm số y=12x2, ta có: 12x2=1242=84.

Do đó điểm (4; 4) không thuộc đồ thị hàm số y=12x2.

 Thay điểm (−4; 8) vào đồ thị hàm số y=12x2, ta có: 12x2=1242=8.

Do đó điểm (−4; 8) thuộc đồ thị hàm số y=12x2.

 Thay điểm (−4; −8) vào đồ thị hàm số y=12x2, ta có:  12x2=1242=88.

Do đó điểm (−4; −8) không thuộc đồ thị hàm số y=12x2.

 Thay điểm (4; −4) vào đồ thị hàm số y=12x2 , ta có: 12x2=1242=84.

Do đó điểm (4; −4) không thuộc đồ thị hàm số y=12x2 .

Vậy điểm (−4; 8) thuộc đồ thị hàm số y=12x2

Bài 3 trang 22 Toán 9 Tập 2: Cho hàm số y = 2x2. Khi y = 2 thì

A. x = 1.

B. x = 2 hoặc x = −2.

C. x = 1 hoặc x = −1.

D. x = 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thay y = 2 vào y = 2x2, ta được:

2x2 = 2

x2 = 1

x = ±1.

Vậy x = 1 hoặc x = −1.

Bài 4 trang 22 Toán 9 Tập 2: Đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0) đi qua điểm (2; −2). Giá trị của a bằng

A. 2.

B. −2.

C. 12.

D. -12.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thay x = 2; y = −2 vào y = ax2, ta được −2 = a . 22 hay a=12.

Bài 5 trang 22 Toán 9 Tập 2: Nghiệm của phương trình x2 − 14x + 13 = 0 là

A. x1 = −1; x2 = 13.

B. x1 = −1; x2 = −13.

C. x1 = 1; x2 = −13.

D. x1 = 1; x2 = 13.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình x2 − 14x + 13 = 0 có a = 1, b = −14, c = 13.

Ta có Δ = (−7)2 – 1 . 13 = 36 > 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là: x1=7+361=13;  x2=7361=1.

Bài 6 trang 22 Toán 9 Tập 2: Phương trình nào dưới đây không là phương trình bậc hai một ẩn?

A. x27x+7=0.

B. 3x2 + 5x – 2 = 0.

C. 2x2 – 2 365 = 0.

D. –7x + 25 = 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình –7x + 25 = 0 không phải phương trình bậc hai một ẩn vì –7x + 25 = 0 chính là phương trình 0x2 – 7x + 25 = 0 với x2 có hệ số a = 0.

Bài 7 trang 22 Toán 9 Tập 2: Gọi S và P lần lượt là tổng và tích của hai nghiệm của phương trình x2 + 5x – 10 = 0. Khi đó giá trị của S và P là

A. S = 5; P = 10.

B. S = –5; P = 10.

C. S = –5; P = –10.

D. S = 5; P = –10.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có S=x1+x2=ba=5;  P=x1x2=ca=10.

Bài 8 trang 22 Toán 9 Tập 2: Cho phương trình x2 + 7x – 15 = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Khi đó giá trị của biểu thức x12+x22x1x2  là

A. 79.

B. 94.

C. –94.

D. –79.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phương trình x2 + 7x – 15 = 0 có ∆ = 72 – 4 . 1 . (–15) = 109 > 0 nên nó có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

Theo định lí Viète, ta có: x1+x2=ba=7;  x1x2=ca=15.

Ta có x12+x22x1x2=x12+2x1x2+x223x1x2

=x1+x223x1x2= (–7)2 – 3 . (–15) = 94.

Vậy x12+x22x1x2=94.

Bài tập tự luận

Bài 9 trang 22 Toán 9 Tập 2: Cho hai hàm số: y=32x2 và y = –x2. Vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy.

Lời giải:

Ta có bảng giá trị của hàm số:

Bài 9 trang 22 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Trên mặt phẳng tọa độ, lấy các điểm A2;  6, B1;  32, O0; 0, C1;  32, D2;  6,

A'(−2; −4), B'(−1; −1), C'(1; −1), D'(2; −4).

• Đồ thị hàm số y=32x2  là một đường parabol đỉnh O, đi qua các điểm  B1;  32  , O0; 0  , C1;  32  , D2;  6.

• Đồ thị hàm số y = –x2 là một đường parabol đỉnh O, đi qua các điểm A'(−2; −4), B'(−1; −1), C'(1; −1), D'(2; −4).

Ta có đồ thị của hai hàm số hai hàm số y=32x2  và y = –x2 được vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy như sau:

Bài 9 trang 22 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Bài 10 trang 22 Toán 9 Tập 2: Cho hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

a) Tìm a để đồ thị hàm số đi qua điểm M(2; 2).

b) Vẽ đồ thị (P) của hàm số với a vừa tìm được.

c) Tìm các điểm thuộc đồ thị (P) có tung độ y = 8.

Lời giải:

a) Thay x = 2; y = 2 vào hàm số y = ax2 (a ≠ 0), ta được: 2 = a . 22 suy ra a=12 .

b) Từ câu a, ta có a=12 nên đồ thị hàm số cần tìm là y=12x2 .

Ta có bảng giá trị:

Bài 10 trang 22 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Trên mặt phẳng tọa độ, lấy các điểm A2;  2,  B1;  12  ,  O0;  0,  B'1;  12,  A'2;  2.

Đồ thị hàm số y=12x2 là một đường parabol đỉnh O, đi qua các điểm trên và có dạng như dưới đây.

Bài 10 trang 22 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

c) Thay y = 8 vào y=12x2, ta được:

8=12x2

x2 = 16

x = ±4.

Vậy có hai điểm thuộc đồ thị là: (−4; 8), (4; 8).

Bài 11 trang 22 Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình:

a) x2 – 12x = 0;

b) 13x2 + 25x – 38 = 0;

c) 3x243x+4=0;

d) x(x + 3) = 27 – (11 – 3x).

Lời giải:

a) x2 – 12x = 0

x(x – 12) = 0

x = 0 hoặc x – 12 = 0

x = 0 hoặc x = 12.

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = 0 và x = 12.

b) 13x2 + 25x – 38 = 0

Phương trình 13x2 + 25x – 38 = 0 có a + b + c = 13 + 25 – 38 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1=1;  x2=ca=3813.

c) 3x243x+4=0

Ta có Δ'=23243=0 .

Vậy phương trình có nghiệm kép x1=x2=4323=233.

d) x(x + 3) = 27 – (11 – 3x)

x2 + 3x = 27 – 11 + 3x

x2 = 16

x = ±4.

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = ±4.

Bài 12 trang 23 Toán 9 Tập 2: Tính nhẩm nghiệm của các phương trình sau và kiểm tra kết quả bằng máy tính cầm tay.

a) 14x2 – 13x – 27 = 0;

b) 5,4x2 + 8x + 2,6 = 0;

c) 23x2+2x83=0;

d) 3x23+5x+5=0.

Lời giải:

a) Phương trình 14x2 – 13x – 27 = 0 có a – b + c = 14 – 13 – 27 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1=1;  x2=ca=2714.

b) Phương trình 5,4x2 + 8x + 2,6 = 0 có a – b + c = 5,4 – 8 + 2,6 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1=1;  x2=ca=2,65,4=1327.

c) Phương trình 23x2+2x83=0  a+b+c=23+283=0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1=1;  x2=ca=83:23=4.

d) Phương trình 3x23+5x+5=0 có a+b+c=33+5+5=0 .

Vậy phương trình có hai nghiệm là x1=1;  x2=ca=53.

Bài 13 trang 23 Toán 9 Tập 2: Tìm hai số u và v trong mỗi trường hợp sau:

a) u + v = –2; uv = –35;

b) u + v = 8; uv = –105.

Lời giải:

a) Điều kiện để có hai số đó là: S2 − 4P ≥ 0 suy ra (–2)2 – 4 . (–35) = 144 ≥ 0.

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x2 + 2x – 35 = 0.

Ta có Δ'=12135=36>0;  Δ'=36=6.

Suy ra u=1+61=5;  v=161=7.

Vậy hai số cần tìm là 5 và –7.

b) Điều kiện để có hai số đó là: S2 − 4P ≥ 0 suy ra 82 – 4 . (–105) = 484 ≥ 0.

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x2 – 8x – 105 = 0.

Ta có Δ'=421105=121>0;  Δ'=121=11.

Suy ra u=4+111=15;  v=4111=7.

Vậy hai số cần tìm là 15 và –7.

Bài 14 trang 23 Toán 9 Tập 2: Cho phương trình 2x2 – 7x + 6 = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức A=x1+2x2x2+2x1x12x22.

Lời giải:

Phương trình 2x2 – 7x + 6 = 0 có ∆ = (–7)2 – 4 . 2 . 6 = 1 > 0 nên nó có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

Theo định lí Viète, ta có: x1+x2=ba=72;  x1x2=ca=3.

Ta có A=x1+2x2x2+2x1x12x22

=x1x2+2x12+2x22+4x1x2x12x22

=2x12+2x1x2+x22x1x22+x1x2

=2x1+x22x1x22+x1x2

=272232+3=372.

Vậy A=x1+2x2x2+2x1x12x22=372.

Bài 15 trang 23 Toán 9 Tập 2: Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 24 km. Khi đi từ B trở về A, nhờ xuôi gió nên tốc độ lúc về nhanh hơn tốc độ lúc đi là 4 km/h, vì thế thời gian về ít hơn thời gian đi 30 phút. Tính tốc độ của xe đạp khi đi từ A đến B.

Lời giải:

Gọi tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là x (km/h) (x > 0).

Suy ra tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là x + 4 (km/h).

Thời gian xe đạp đi từ A đến B là: 24x (giờ).

Thời gian xe đạp đi từ B đến A là: 24x+4 (giờ).

Vì thời gian đi từ B đến A nhanh hơn đi từ A đến B là 30 phút =12 giờ nên ta có phương trình: 24x24x+4=12.

Biến đổi phương trình trên, ta được:

24 . 2(x + 4) – 24 . 2x = x(x + 4) hay x2 + 4x – 192 = 0.

Giải phương trình trên, ta được: x1 = 12 (thỏa mãn), x2 = −16 (loại).

Vậy tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là 12 km/h.

Bài 16 trang 23 Toán 9 Tập 2: Một đội thợ mỏ phải khai thác 216 tấn than trong một thời gian nhất định. Ba ngày đầu , mỗi ngày khai thác theo đúng định mức. Sau đó, mỗi ngày họ đều khai thác vượt mức 8 tấn. Do đó họ đã khai thác được 232 tấn và xog trước thời hạn 1 ngày. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày đội thợ phải khai thác bao nhiêu tấn than?

Lời giải:

Gọi x (tấn) là lượng than mà đội khai thác mỗi ngày theo kế hoạch (x > 0).

Sau 3 ngày đầu, mỗi ngày đội khai thác x + 8 (tấn).

Thời gian dự định khai thác là 216x (ngày).

Lượng than khai thác 3 ngày đầu là 3x (tấn)

Lượng than khai thác trong những ngày còn lại là 232 – 3x (tấn)

Thời gian đội khai thác 232 – 3x tấn than là: 2323xx+8 (ngày).

Theo bài ra ta có phương trình: 216x1=3+2323xx+8

Biến đổi phương trình trên, ta được: x2 + 48x – 1 728 = 0.

Giải phương trình trên, ta được: x1 = 24 (thỏa mãn), x2 = −72 (loại).

Vậy theo kế hoạch, mỗi ngày đội thợ phải khai thác 24 tấn than.

Bài 17 trang 23 Toán 9 Tập 2: Một miếng kim loại thứ nhất nặng 585 g, miếng kim loại thứ hai nặng 420 g. Thể tích của miếng thứ nhất nhỏ hơn thể tích của miếng thứ hai là 10 cm3, nhưng khối lượng riêng của miếng thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng thứ hai là 9 g/cm3. Biết công thức tính khối lượng riêng của một vật là D=mV  , trong đó: D (g/cm3) là khối lượng riêng, m (g) là khối lượng của vật, V (cm3) là thể tích của vật. Tìm khối lượng riêng của mỗi miếng kim loại.

Lời giải:

Gọi x là thể tích miếng kim loại thứ nhất (x > 0).

Suy ra thể tích miếng kim loại thứ hai là x + 10 (cm3).

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là: 585x(g/cm3).

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là: 420x+10 (g/cm3).

Theo bài ra ta có phương trình: 585x420x+10=9.

Biến đổi phương trình trên, ta được: 9x2 − 75x − 5 850 = 0.

Giải phương trình trên, ta được: x1 = 30 (thỏa mãn), x2=653 (loại).

Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là 58530=19,5  g/cm3 và khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là 42030+10=10,5 g/cm3.

Bài 18 trang 23 Toán 9 Tập 2: Hai dung dịch muối có tổng khối lượng bằng 220 kg. Lượng muối trong dung dịch I là 5 kg, lượng muối trong dung dịch II là 4,8 kg. Biết nồng độ muối trong dung dịch I nhiều hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 1%. Tính khối lượng mỗi dung dịch nói trên.

Lời giải:

Gọi khối lượng dung dịch I là x (kg) (0 < x < 220).

Khối lượng dung dịch II là 220 – x (kg).

Theo bài ra ta có phương trình: 5x4,8220x=1100.

Biến đổi phương trình trên, ta được: x2 – 1 200x + 11 000 = 0.

Giải phương trình trên, ta được: x1 = 100 (thỏa mãn), x2 = 1 100 (loại).

Vậy khối lượng dung dịch I là 100 kg và khối lượng dung dịch II là 120 kg.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 6

Bài 1. Bảng tần số và biểu đồ tần số

Bài 2. Bảng tần số tương dối và biểu dồ tần số tương đối

Bài 3. Biểu diễn số liệu ghép nhóm

Bài tập cuối chương 7

Bài 1. Không gian mẫu và biến cố

Đánh giá

0

0 đánh giá