Giải SBT Toán 8 trang 66 Tập 2 Cánh diều

416

Với lời giải SBT Toán 8 trang 66 Tập 2 Bài 3: Đường trung bình của tam giác sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 3: Đường trung bình của tam giác

Bài 18 trang 66 SBT Toán 8 Tập 2Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ CH vuông góc với BD (H ∈ BD). Gọi I, K, M lần lượt là trung điềm của BH, CH, AD. Chứng minh:

a) Tứ giác IKDM là hình bình hành;

b) Gọi N là giao điểm của IM và AH. Hỏi IN có thể là đường trung bình của tam giác HAB không? Vì sao?

Lời giải:

Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ CH vuông góc với BD (H ∈ BD). Gọi I, K, M lần lượt

a) Xét ∆HBC có I, K lần lượt là trung điểm của BH, CH nên IK là đường trung bình của ∆HBC

Suy ra IK // BC và IK=BC2.

Do ABCD là hình chữ nhật nên AD // BC, AD = BC, mà M ∈ AD nên MD // BC

Do đó, IK // MD (1)

Vì IK=BC2 và MD=BC2 (do M là trung điểm của AD, AD = BC) nên IK = MD (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác IKDM là hình bình hành.

b) Nếu IN là đường trung bình của tam giác HAB thì IN // AB. Suy ra IM // AB.

Xét ∆ABD có M là trung điểm của AD và IM // AB nên I là trung điểm của BD (3).

Mặt khác, theo giả thiết, I là trung điểm của HB (4).

Từ (3) và (4) suy ra vô lí.

Vậy IN không thể là đường trung bình của tam giác HAB.

Bài 19* trang 66 SBT Toán 8 Tập 2Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Đường thẳng đi qua trung điểm M và N lần lượt của các cạnh AB và CD cắt các đường thẳng AD và BC lần lượt tại E và F. Chứng minh: AEM^=MFB^.

Lời giải:

Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Đường thẳng đi qua trung điểm M và N lần lượt

Lấy I là trung điểm của BD.

Xét ∆ABD có M, I lần lượt là trung điểm của AB, BD nên MI là đường trung bình của ∆ABD

Suy ra MI // AD và MI=AD2 (1)

Xét ∆BDC có N, I lần lượt là trung điểm của CD, BD nên NI là đường trung bình của ∆BDC

Suy ra NI // BC và NI=BC2 (2)

Mà AD = BC (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra MI = NI, nên tam giác IMN cân ở I.

Do đó IMN^=INM^.

Lại có IMN^=AEM^ (hai góc đồng vị do IM // AE)

Suy ra INM^=AEM^

Mặt khác INM^=MFB^ (hai góc so le trong do IN // FB).

Suy ra AEM^=MFB^.

Bài 20* trang 66 SBT Toán 8 Tập 2Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Chứng minh: MNAB+DC2. Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?

Lời giải:

Cho tứ giác ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC

Lấy I là trung điểm của BD.

Xét ∆ABD có M, I lần lượt là trung điểm của AD, BD nên MI là đường trung bình của ∆ABD

Suy ra MI // AB và MI=AB2.

Xét ∆BDC có N, I lần lượt là trung điểm của BC, BD nên NI là đường trung bình của ∆BDC

Suy ra NI // CD và NI=CD2.

Do đó MI+NI=AB+CD2 (1).

• Nếu I không thuộc MN thì MNI là tam giác nên ta có MN < MI + NI (bất đẳng thức tam giác).

• Nếu I thuộc MN ta có MN = MI + NI.

Tức là, ta luôn có MN ≤ MI + NI (2).

Từ (1), (2) suy ra MNAB+CD2.

Dấu đẳng thức xảy ra khi I thuộc MN, khi đó AB // MI // CD.

Vậy dấu đẳng thức xảy ra khi AB // CD.

Đánh giá

0

0 đánh giá