Sách bài tập Toán 7 (Kết nối tri thức) Ôn tập chương 5

3.6 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Ôn tập chương 5

Giải Toán 7 trang 92 Tập 1

A. Câu hỏi (trắc nghiệm)

Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho.

Câu 1 trang 92 Toán 7 Tập 1An hỏi các bạn trong lớp em bạn nào thuận tay trái, bạn nào thuận tay phải. Như vậy An đã thu thập dữ liệu bằng phương pháp:

A. Quan sát.

B. Làm thí nghiệm.

C. Lập bảng hỏi.

D. Phỏng vấn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

An hỏi các bạn trong lớp, như thế có nghĩa là An đã thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn.

Câu 2 trang 92 Toán 7 Tập 1: Muốn so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu ta nên dùng:

A. Biểu đồ tranh.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ hình quạt tròn.

D. Biểu đồ đoạn thẳng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu.

Câu 3 trang 92 Toán 7 Tập 1: Trong biểu đồ hình quạt tròn, nửa hình tròn biểu diễn

A. 25%.

B. 50%.

C. 75%.

D. 100%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong biểu đồ hình quạt tròn, cả hình tròn biểu diễn 100%, do đó nửa hình tròn biểu diễn 50%.

Câu 4 trang 92 Toán 7 Tập 1: Trong biểu đồ hình quạt tròn, khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Hai hình quạt bằng nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ.

B. Hình quạt nào lớn hơn biểu diễn số liệu lớn hơn.

C. Cả hình tròn biểu diễn 75%.

D. 14 hình tròn biểu diễn 25%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong biểu đồ hình quạt tròn, cả hình tròn biểu diễn 100%, do đó câu C không đúng.

Câu 5 trang 92 Toán 7 Tập 1: Để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng

A. Biểu đồ hình quạt tròn.

B. Biểu đồ cột kép.

C. Biểu đồ đoạn thẳng.

D. Biểu đồ tranh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng.

Câu 6 trang 92 Toán 7 Tập 1Trong biểu đồ đoạn thẳng, khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Gốc của trục đứng không nhất thiết phải là 0.

B. Trục ngang biểu diễn thời gian.

C. Giá trị của đại lượng tại một thời điểm có thể biểu diễn bằng dấu chấm tròn, dấu chấm vuông, dấu nhân,...

D. Thời gian trên trục ngang không nhất thiết phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian. Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng gồm:

- Trục ngang biểu diễn thời gian và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần;

- Giá trị của đại lượng tại một thời điểm có thể biểu diễn bằng dấu chấm tròn, dấu chấm vuông, dấu nhân,...

- Gốc của trục đứng không nhất thiết phải là 0 (chẳng hạn Biểu đồ D phần Thử thách nhỏ SGK Toán lớp 7 Toán 7 Tập 1 trang 104).

Vậy đáp án D không đúng.

Giải Toán 7 trang 93 Tập 1

B. Bài tập

Bài 5.25 trang 93 Toán 7 Tập 1An đã hỏi một số bạn trong trường về hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất trong tuần đầu tháng 6 vừa qua và thu được dữ liệu sau (D: Đi du lịch, C: Chơi thể thao, H: Học thêm, L: Làm việc nhà).

HDHDDCDDHDCDCCDHDHDCDDCLDCLDLDLDDLCCDDCD

a) An đã dùng phương pháp thu thập dữ liệu nào: quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi hay phỏng vấn?

b) Dữ liệu thu được thuộc loại nào?

c) Hoàn thiện bảng thống kê sau vào vở.

Hoạt động

Đi du lịch

Chơi thể thao

Học thêm

Làm việc nhà

Số bạn

20

?

?

?

d) Hoàn thiện biểu đồ hình quạt tròn Hình 5.18 vào vở.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) An đã dùng phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu (vì An đã hỏi một số bạn trong trường).

b) Dữ liệu thu được là dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

c) Trong dãy dữ liệu đã thu được ở trên có 10 chữ cái C, tức là có 10 bạn dành nhiều thời gian chơi thể thao; có 5 chữ cái H nên có 5 bạn dành nhiều thời gian học thêm; có 5 chữ cái L, có nghĩa là có 5 bạn dành nhiều thời gian làm việc nhà và có 20 chữ cái D, điều đó có nghĩa là có 20 bạn dành nhiều thời gian đi du lịch.

Ta có bảng thống kê sau:

Hoạt động

Đi du lịch

Chơi thể thao

Học thêm

Làm việc nhà

Số bạn

20

10

5

5

 d) Từ bảng thống kê ta thấy có tổng 40 bạn được hỏi, trong đó có:

+ 20 bạn đi du lịch, chiếm 2040.100%=50% tổng số bạn, tương ứng với phần hình quạt lớn nhất trong Hình 5.18.

+ 10 bạn chơi thể thao, chiếm 1040.100%=25% tổng số bạn, tương ứng với phần hình quạt bằng 14 hình tròn.

+ Số bạn học thêm và làm việc nhà là bằng nhau nên tương ứng với hai phần hình quạt bằng nhau trong Hình 5.18.

Vậy ta hoàn thiện được biểu đồ như sau:

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 5.26 trang 93 Toán 7 Tập 1: Minh làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh trên mạng Internet 6 lần và ghi lại kết quả (tỉ lệ số câu đúng) như sau:

Lần

1

2

3

4

5

6

Kết quả (%)

20

60

80

90

95

97

 a) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.

b) Nhận xét về sự tiến bộ của Minh sau mỗi lần làm bài.

Lời giải:

a) Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu về kết quả làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh trên mạng Internet của bạn Minh trong bảng trên, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn thứ tự các lần, trục đứng biểu diễn kết quả (%).

Bước 2. Với mỗi số thứ tự trên trục ngang, kết quả làm bài kiểm tra của lần đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Điểm số của bạn Minh có xu thế tăng dần theo số lần làm bài, điểm số tăng với tốc độ nhanh, từ lần đầu làm chỉ được 20%, lần thứ 6 làm bài đã đạt được 97%. Tốc độ tăng ở những lần đầu nhanh hơn so với tốc độ tăng ở những lần cuối.

Giải Toán 7 trang 94 Tập 1

Bài 5.27 trang 94 Toán 7 Tập 1Nhà trường vận động mỗi bạn tặng một món quà cho các bạn học sinh vùng lũ lụt. Biểu đồ Hình 5.19 biểu diễn tỉ lệ học sinh lớp 7A tặng các món quà khác nhau.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lớp 7A có 40 học sinh. Tính số học sinh tặng từng loại món quà.

Lời giải:

Quan sát biểu đồ Hình 5.19, ta thấy số học sinh tặng đồ dùng học tập chiếm 50% số học sinh cả lớp 7A, do đó có 40 . 50% = 40 . 50 : 100 = 20 học sinh tặng đồ dùng học tập.

Số học sinh tặng quần áo chiếm 20% số học sinh cả lớp 7A, do đó có 40 . 20% = 40 . 20 : 100 = 8 học sinh tặng quần áo.

Số học sinh tặng đồ chơi là: 40 – 20 – 8 = 12 (bạn).

Vậy có 20 bạn tặng quà là đồ dùng học tập, 8 bạn tặng quà là quần áo và 12 bạn tặng quà là đồ chơi.

Bài 5.28 trang 94 Toán 7 Tập 1Đóng góp trực tiếp (đơn vị tỉ đô la) của ngành du lịch cho GDP toàn cầu từ năm 2015 đến năm 2019 được cho trong bảng thống kê sau:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Lượng đóng góp

2,3

2,4

2,4

2,6

2,9

 a) Lượng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho GDP toàn cầu thuộc loại dữ liệu nào?

b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.

c) Cho biết xu thế về đóng góp trực tiếp của du lịch cho GDP toàn cầu trong thời gian này.

Lời giải:

a) Lượng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho GDP toàn cầu thuộc loại dữ liệu là số liệu.

b) Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu về lượng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho GDP toàn cầu trong bảng trên, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn các năm, trục đứng biểu diễn lượng đóng góp cho GDP toàn cầu (tỉ đô la).

Bước 2. Với mỗi số thứ tự trên trục ngang, lượng đóng góp của năm đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

c) Từ biểu đồ trên, ta thấy lượng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch cho GDP toàn cầu có xu thế tăng theo thời gian trong các năm từ 2015 đến 2019.

Bài 5.29 trang 94 Toán 7 Tập 1: Tỉ lệ nghèo đói tính trên tổng số dân của Mỹ trong các năm từ 2015 đến 2019 được cho trong biểu đồ Hình 5.20.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Cho biết xu thế của tỉ lệ đói nghèo tại Mỹ trong thời gian trên.

b) Lập bảng thống kê biểu diễn số liệu biểu diễn trong biểu đồ.

c) Năm 2019 dân số Mỹ là 328 triệu người (theo World Bank), tính số người đói nghèo ở Mỹ.

Lời giải:

a) Từ biểu đồ Hình 5.20, ta thấy tỉ lệ đói nghèo tại Mỹ có xu thế giảm dần theo thời gian trong các năm từ 2015 đến 2019.

b) Quan sát biểu đồ Hình 5.20, ta có tỉ lệ đói nghèo các năm là:

- Năm 2015: 13,50%;

- Năm 2016: 12,70%;

- Năm 2017: 12,30%;

- Năm 2018: 11,80%;

- Năm 2019: 10,50%;

Vậy ta lập được bảng thống kê như sau:

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Tỉ lệ đói nghèo

13,50%

12,70%

12,30%

11,80%

10,50%

 c) Năm 2019, tỉ lệ đói nghèo ở Mỹ chiếm 10,50% tổng số dân, do đó, số người đói nghèo ở Mỹ trong năm này là:

328 . 10,50% = 328 . 10,50 : 100 = 34,44 triệu người = 34 440 000 người.

Vậy năm 2019, Mỹ có 34 440 000 người đói nghèo.

Giải Toán 7 trang 95 Tập 1

Bài 5.30 trang 95 Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ Hình 5.21.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Lập bảng thống kê biểu diễn tỉ lệ mắc mới HIV theo vùng năm 2019.

b) Năm 2019, thế giới có 1 700 ca mắc mới HIV. Số lượng mắc mới HIV của mỗi khu vực trên khoảng bao nhiêu người?

Lời giải:

a) Từ biểu đồ Hình 5.21, ta thấy tỉ lệ mắc mới HIV năm 2019 ở Châu Phi chiếm 55,88%, ở Châu Á Thái Bình Dương chiếm 17,65% và ở các khu vực khác chiếm 26,47%.

Vậy ta có bảng thống kê sau:

Khu vực

Châu Phi

Châu Á Thái Bình Dương

Các khu vực khác

Tỉ lệ mắc mới HIV

55,88%

17,65%

26,47%

 b) Số lượng người mắc mới HIV ở Châu Phi là: 1 700 . 55,88% ≈ 950 (người).

Số lượng người mắc mới HIV ở Châu Á Thái Bình Dương là: 1 700 . 17,65% ≈ 300 (người).

Số lượng người mắc mới HIV ở các khu vực khác là: 1 700 – 950 – 300 = 450 (người).

Vậy số lượng người mắc mới HIV ở Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương và các khu vực khác lần lượt khoảng 950, 300 và 450 người.

Giải Toán 7 trang 96 Tập 1

Bài 5.31 trang 96 Toán 7 Tập 1Một nghiên cứu đã đưa ra tỉ lệ học sinh cấp THCS nghiện điện thoại di động trong những năm gần đây như biểu đồ Hình 5.22.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Trục đứng biểu diễn đại lượng gì? Dữ liệu về đại lượng này thuộc loại nào?

b) Năm 2021, một trường THCS có 1 000 học sinh. Hãy ước lượng số lượng học sinh nghiện điện thoại di động của trường.

Lời giải:

a) Từ biểu đồ Hình 5.22, ta thấy trục đứng biểu diễn tỉ lệ học sinh THCS nghiện điện thoại di động, dữ liệu về đại lượng này thuộc loại dữ liệu là số liệu.

b) Từ biểu đồ Hình 5.22, ta thấy năm 2021, tỉ lệ học sinh THCS nghiện điện thoại di động chiếm 15% tổng số học sinh.

Do đó số học sinh nghiện điện thoại di động trong 1 000 học sinh của một trường THCS năm 2021 là: 1 000 . 15% = 1 000 . 15 : 100 = 150 (học sinh).

Bài 5.32 trang 96 Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ Hình 5.23.

Sách bài tập Toán 7 Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Các đường màu xanh, màu xám biểu diễn những dãy số liệu nào?

b) Mỗi trục đứng bên trái, bên phải biểu diễn giá trị ứng với đường nào?

Lời giải:

Quan sát biểu đồ Hình 5.23, ta có:

a) Đường màu xanh biểu diễn dãy số liệu về tỉ lệ tái chế chất thải ở Hoa Kỳ trong các năm từ 1960 đến 2011.

Đường màu xám biểu diễn dãy số liệu về tổng số chất thải thu hồi ở Hoa Kỳ trong các năm từ 1960 đến 2011.

b) Trục đứng bên trái biểu diễn tổng số chất thải thu hồi ở Hoa Kỳ, đơn vị triệu tấn.

Trục đứng bên phải biểu diễn tỉ lệ tái chế chất thải ở Hoa Kỳ, đơn vị phần trăm (%).

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng

Ôn tập chương 5

Bài 20: Tỉ lệ thức

Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Bài 22: Đại lượng tỉ lệ thuận

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 5

1. Thu thập và phân loại dữ liệu

• Dữ liệu được phân loại theo sơ đồ sau:

Tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết (ảnh 1)

• Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng.

• Dữ liệu không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

• Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại:

+ Loại không thể sắp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về tên các nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, …).

+ Loại có thể sắp xếp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về xếp loại học lực của học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém).

2. Tính đại diện của dữ liệu

• Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

3. Biểu đồ hình quạt tròn

• Biểu đồ hình quạt tròn dùng để so sánh các phần trong toàn bộ dữ liệu.

• Các thành phần của biểu đồ hình quạt tròn bao gồm:

+ Tiêu đề.

+ Hình tròn biểu diễn dữ liệu.

+ Chú giải.

• Trong biểu đồ hình quạt tròn, phần chính là hình tròn biểu diễn dữ liệu được chia thành nhiều hình quạt (được tô màu khác nhau). Mỗi hình quạt biểu diễn tỉ lệ của một phần so với toàn bộ dữ liệu. Cả hình tròn biểu diễn toàn bộ dữ liệu, tức là ứng với 100%.

• Hai hình quạt giống nhau biểu diễn cùng một tỉ lệ.

• Phần hình quạt ứng với một nửa hình tròn biểu diễn tỉ lệ 50%; phần hình quạt ứng với 14hình tròn biểu diễn tỉ lệ 25%.

4. Biểu đồ đoạn thẳng

• Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

• Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng bao gồm:

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

+ Trục ngang biểu diễn thời gian.

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. (Có thể dùng biểu tượng khác như dấu chấm tròn, dấu nhân, … để biểu diễn các điểm)

• Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.

• Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.

• Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).

• Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.

Đánh giá

0

0 đánh giá