Sách bài tập Toán 7 Bài 19 (Kết nối tri thức): Biểu đồ đoạn thẳng

3.8 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng

Giải Toán 7 trang 87, 88 Tập 1

Bài 5.17 trang 87 Toán 7 Tập 1Cho biểu đồ đoạn thẳng Hình 5.11.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Biểu đồ đoạn thẳng trên cho ta biết thông tin gì?

b) Mùa giải 2018 – 1029 Messi ghi được bao nhiêu bàn thắng cho câu lạc bộ Barcelona?

c) Messi đã ghi được tổng cộng bao nhiêu bàn thắng cho câu lạc bộ trong 5 mùa giải?

Lời giải:

a) Biểu đồ đoạn thẳng trên cho ta biết số bàn thắng Messi ghi được cho câu lạc bộ Barcelona trong các mùa giải từ mùa giải 2016 – 2017 đến mùa giải 2020 – 2021.

b) Từ biểu đồ, ta thấy mùa giải 2018 – 1029 Messi đã ghi được 51 bàn thắng cho câu lạc bộ Barcelona.

c) Từ biểu đồ, ta thấy số bàn thắng Messi ghi được trong các mùa giải là:

Mùa giải 2016 – 2017: 54 bàn thắng;

Mùa giải 2017 – 2018: 45 bàn thắng;

Mùa giải 2018 – 2019: 51 bàn thắng;

Mùa giải 2019 – 2020: 31 bàn thắng;

Mùa giải 2020 – 2021: 38 bàn thắng.

Tổng số bàn thắng Messi đã ghi được cho câu lạc bộ Barcelona trong 5 mùa giải này là:

54 + 45 + 51 + 31 + 38 = 219 (bàn).

Bài 5.18 trang 88 Toán 7 Tập 1Biểu đồ Hình 5.12 cho biết số lần xảy ra lũ lụt trên toàn thế giới trong một số năm gần đây.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Từ năm 2013 đến năm 2018, năm nào có nhiều lũ lụt nhất, với bao nhiêu trận lũ lụt.

b) Lập bảng thống kê biểu diễn số trận lũ lụt trên toàn cầu theo năm.

Lời giải:

a) Từ biểu ta thấy điểm biểu diễn số trận lũ lụt của năm 2015 là cao nhất với số trận lũ lụt là 162.

Vậy từ năm 2013 đến năm 2018, năm 2015 có nhiều lũ lụt nhất, với 162 trận lũ lụt.

b) Từ biểu đồ ta lập được bảng thống kê biểu diễn số trận lũ lụt trên toàn cầu theo năm sau:

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Số trận

149

135

162

159

126

127

Bài 5.19 trang 88 Toán 7 Tập 1: Biểu đồ đoạn thẳng Hình 5.13 cho biết số lượng loài động vật được tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN) ghi vào sách đỏ.

a) Lập bảng phân bố cho biết số loài động vật được IUCN ghi vào sách đỏ theo năm.

b) Cho biết xu thế theo thời gian của số lượng loài động vật được ghi vào sách đỏ.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Từ biểu đồ, ta lập được bảng phân bố cho biết số loài động vật được IUCN ghi vào sách đỏ theo năm như sau:

Năm

2007

2010

2013

2016

2019

Số loài

7 851

9 618

11 212

12 630

14 234

b) Số lượng loài động vật được ghi vào sách đỏ có xu thế tăng theo thời gian.

Giải Toán 7 trang 89 Tập 1

Bài 5.20 trang 89 Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ đoạn thẳng Hình 5.14.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn những dãy số liệu nào?

b) So sánh tỉ lệ trẻ em độ tuổi từ 5 – 17 ở hai khu vực châu Phi cận Sahara và châu Á Thái Bình Dương phải lao động.

Lời giải:

a) Biểu đồ đoạn thẳng trên biểu diễn dãy số liệu về tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi 5 – 17 phải lao động ở hai khu vực châu Phi cận Sahara và châu Á Thái Bình Dương trong các năm từ 2008 đến 2020.

b) Vì 13,3 < 25,3; 9,3 < 21,4; 7,4 < 22,4; 6 < 23,9.

Do đó, tỉ lệ trẻ em độ tuổi từ 5 – 17 phải lao động trong các năm từ 2008 đến 2020 ở khu vực châu Á Thái Bình Dương luôn thấp hơn ở khu vực châu Phi cận Sahara. (hoặc có thể giải thích trên biểu đồ đường biểu diễn tỉ lệ trẻ em độ tuổi từ 5 – 17 phải lao động ở khu vực châu Á Thái Bình Dương luôn thấp hơn ở châu Phi Sahara).

Giải Toán 7 trang 90 Tập 1

Bài 5.21 trang 90 Toán 7 Tập 1Cho biểu đồ Hình 5.15.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Các đường màu xám và màu xanh trong biểu đồ biểu diễn những số liệu nào?

b) Cho biết xu thế về giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử từ Trung Quốc?

c) Năm nào giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử từ Trung Quốc lớn hơn từ Hàn Quốc.

Lời giải:

a) Từ biểu đồ ta thấy, đường màu xanh trong biểu đồ biểu diễn dãy số liệu về trị giá nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016 – 2021; đường màu xám trong biểu đồ biểu diễn dãy số liệu về trị giá nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Hàn Quốc trong 4 tháng giai đoạn 2016 – 2021.

b) Từ biểu đồ ta thấy đường màu xanh luôn đi lên theo thời gian. Do đó, giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử từ Trung Quốc có xu thế tăng theo thời gian.

c) Từ biểu đồ ta thấy năm 2021 là năm mà đường màu xanh vượt lên trên đường màu xám. Do đó, năm 2021 giá trị nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử từ Trung Quốc lớn hơn từ Hàn Quốc.

Bài 5.22 trang 90 Toán 7 Tập 1: Số trận động đất trên toàn cầu trong một số năm gần đây được cho trong bảng sau:

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Số trận động đất

26

23

30

22

20

Theo Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (www.data.unicef.org)

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng số liệu trên.

Lời giải:

Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số trận động đất trên toàn cầu trong một số năm gần đây ở bảng trên, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn năm, trục đứng biểu diễn số trận động đất.

Bước 2. Với mỗi năm trên trục ngang, số trận động đất của năm đó được biểu diễn bởi một điểm.

Bước 3. Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.

Bước 4. Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải Toán 7 trang 91 Tập 1

Bài 5.23 trang 91 Toán 7 Tập 1: Cho hai biểu đồ trong Hình 5.16.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hai biểu đồ này có cùng biểu diễn một dãy số liệu? Giải thích.

Lời giải:

Từ biểu đồ A, ta có dãy số liệu biểu diễn trong các năm từ 2016 đến 2020 lần lượt là: 2, 4, 8, 8, 10.

Từ biểu đồ B, ta có dãy số liệu biểu diễn trong các năm từ 2016 đến 2020 lần lượt là: 2, 4, 8, 8, 10.

Ta thấy hai biểu đồ này biểu diễn dãy số liệu tương ứng trong từng năm là giống nhau.

Do đó, hai biểu đồ cùng biểu diễn một dãy số liệu.

Chú ý: Hai biểu đồ A và B có cách chọn đơn vị trên trục đứng khác nhau, nhưng các số liệu biểu diễn ở từng năm là giống nhau nên hai biểu đồ cùng biểu diễn một dãy số liệu. Học sinh chú ý dãy số liệu và tránh nhầm lẫn.

Bài 5.24 trang 91 Toán 7 Tập 1: Cho biểu đồ trong Hình 5.17.

Sách bài tập Toán 7 Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Trục đứng bên trái và trục đứng bên phải biểu diễn các đại lượng nào?

b) Hai đường màu xanh và màu xám biểu diễn các số liệu nào?

Lời giải:

a) Quan sát Hình 5.17, trục đứng bên trái biểu diễn chiều cao, đơn vị là xentimét, trục đứng bên phải biểu diễn cân nặng, đơn vị là kilôgam.

b) Đường màu xanh biểu diễn cân năng chuẩn của trẻ từ 1 – 10 tuổi. Đường màu xám biểu diễn chiều cao chuẩn của trẻ 1 – 10 tuổi.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn

Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng

Ôn tập chương 5

Bài 20: Tỉ lệ thức

Bài 21: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Lý thuyết Biểu đồ đoạn thẳng

1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng

• Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

• Các thành phần của biểu đồ đoạn thẳng bao gồm:

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

+ Trục ngang biểu diễn thời gian.

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm.

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

Ví dụ:

+ Để biểu diễn sự thay đổi của dân số của Việt Nam qua 5 lần tổng điều tra từ năm 1979 đến năm 2019 ta có biểu đồ đoạn thẳng dưới đây:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 1)

Mỗi điểm trên biểu đồ cho biết số dân (triệu người) của Việt Nam ở các năm tương ứng. Chẳng hạn, điểm đầu tiên cho biết năm 1979, dân số của Việt Nam là 54,7 triệu người.

Chú ý:

+ Có thể dùng biểu tượng khác như dấu chấm tròn, dấu nhân, … để biểu diễn các điểm.

2. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

• Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.

• Độ dốc của biểu đồ đoạn thẳng cho biết tốc độ tăng của đại lượng được biểu diễn trong biểu đồ.

Ví dụ:

Ta có biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn chiều cao của một cây đậu trong 5 ngày dưới đây:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 2)

+ Từ biểu đồ ta lập được bảng thống kê về chiều cao của cây đậu:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 3)

+ Từ biểu đồ ta thấy đoạn thẳng nối 2 điểm của ngày 4 và 5 có độ dốc cao nhất. Do đó, ngày 5 chiều cao của cây đậu tăng nhiều nhất và tăng 2,5 – 1,4 = 1,1 (cm)

Chú ý:

• Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).

+ Ví dụ: Biểu đồ dưới đây cho biết số lượng máy tính để bàn và máy tính xách tay của một cửa hàng bán được trong 6 tháng đầu năm.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 4)

Từ biểu đồ ta thấy được: Trong hai tháng đầu, số lượng máy tính để bàn bán được nhiều hơn. Bốn tháng sau, số lượng máy tính để bàn bán được ngày càng giảm, trong khi số lượng máy tính xách tay bán được có xu hướng tăng. Vì thế, thời gian tới cửa hàng nên nhập nhiều máy tính xách tay.

3. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

• Chẳng hạn, vẽ biểu đồ biểu diễn chiều cao của cây đậu theo bảng thống kê dưới đây, ta làm như sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 5)

+ Bước 1:Vẽ trục ngang biểu diễn ngày, trục đứng biểu diễn chiều cao cây đậu. Do chiều cao lớn nhất là 2,5 cm và thấp nhất là 0,5 cm nên ở trục đứng ta chọn dơn vị là 0,5 và giá trị lớn nhất là 3.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 6)

+ Bước 2: Với mỗi ngày trên trục ngang, chiều cao của cây đậu tại ngày đó được biểu diễn bởi một điểm.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 7)

+ Bước 3: Nối các điểm liên tiếp với nhau bằng các đoạn thẳng.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 8)

+ Bước 4: Ghi chú thích cho các trục, điền giá trị tại các điểm (nếu cần) và đặt tên cho biểu đồ để hoàn thiện biểu đồ.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 9)

Chú ý:

• Độ dốc của biểu đồ phụ thuộc vào việc chọn đơn vị của trục đứng. Khi số liệu lớn trong khi đơn vị độ dài của trục đứng nhỏ thì ta không nên vẽ trục đứng bắt đầu từ 0.

Ví dụ: Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn tuổi thọ trung bình của người Việt Nam qua các năm.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 10)

Biểu đồ 1

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 11)

Biểu đồ 2

Biểu đồ 1, trục đứng bắt đầu từ 0, độ dài đơn vị của trục đứng nhỏ. Độ dốc của biểu đồ thấp. Ta không thấy rõ được sự tăng tuổi thọ trung bình qua các năm.

Biểu đồ 2, độ dài đơn vị của trục đứng lớn, độ dốc tăng. Ta thấy rõ được sự tăng tuổi thọ trung bình qua các năm.

Đánh giá

0

0 đánh giá