Công thức oxit cao nhất của Silic (Si)

1.4 K

Với bài viết về Công thức oxit cao nhất của Silic (Si) bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Công thức oxit cao nhất của Silic (Si)

I. Công thức oxit cao nhất của Si

Công thức oxide cao nhất của silicon là: SiO2.

Giải thích:

Si (Z = 14) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p2.

⇒ Silicon thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn, có hoá trị cao nhất với oxygen là IV.

Do đó, công thức oxide cao nhất của silicon là: SiO2.

II. Mở rộng kiến thức về SiO

1. Tính chất vật lý

- Là chất rắn ở dạng tinh thể, không tan trong nước, nóng chảy ở 1713oC.

2. Tính chất hóa học

- SiO2 là acidic oxide. Ở nhiệt độ cao, tác dụng với kiềm và basic oxide tạo thành muối silicate. SiO2không phản ứng với nước.

Ví dụ:

SiO2 + 2NaOH t H2O + Na2SiO3 (sodium silicate)

SiO2 + CaO t CaSiO3 (calcium silicate)

- SiO2 có phản ứng hóa học với HF:

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

SiO2 + 6HF (đặc) → H2SiF6 + 2H2O

3. Điều chế

- Điều chế SiO2bằng cách cho silicon tác dụng với oxygen trong điều kiện nhiệt độ cao.

Si + O2 t SiO2

- Phương pháp điều chế SiO2bằng phun khói:

2H2 + O2 + SiCl4 → SiO2 + 4HCl

4. Ứng dụng

- Silica thường được dùng để sản xuất kính cửa sổ, lọ thủy tinh. Phần lớn sợi quang học dùng trong viễn thông cũng được làm từ silica. Nó là vật liệu thô trong gốm sứ trắng như đất nung, gốm sa thạch và đồ sứ, cũng như xi măng Portland.

- Bên cạnh đó, nhờ vào nhiều đặc tính nổi bật bao gồm: tính tương thích sinh học, tính trơ, diện tích bề mặt lớn và khả năng thanh thải,... mà vật liệu silica được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như phân phối thuốc/gen, cảm biến sinh học, điều trị ung thư và sản xuất vaccine (đang nghiên cứu).

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: "Thủy tinh lỏng" là

A. silicon dioxide nóng chảy.

B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

C. dung dịch bão hòa của silicic acid.

D. thạch anh nóng chảy.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2: Silicon dioxide phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây?

A.NaOH, MgO, HCl.

B.KOH, MgCO3, HBr.

C.NaOH, Mg, HF.

D.KOH, Mg, HCl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

SiO2 + 2NaOH t H2O + Na2SiO3

SiO2 + 2Mg t Si + 2MgO

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là sai?

A. SiO2 + 2C → 2CO + Si

B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O

C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

SiOkhông tác dụng với HCl.

Xem thêm Công thức oxit cao nhất hay, chi tiết khác:

Công thức oxit (oxide) cao nhất của phân nhóm VA

Công thức oxit cao nhất của nhôm (Al)

Công thức oxit cao nhất của Arsenic (As)

Công thức oxit cao nhất của Bari (Ba)

Công thức oxit cao nhất của Beri (Be)

Công thức oxit cao nhất của Brom (Br)

Công thức oxit cao nhất của Canxi (Ca)

Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm IIIA

Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm IVA

Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm VIA

Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA

Công thức oxit cao nhất của Cacbon (C)

Công thức oxit cao nhất của Clo (Cl)

Công thức oxit cao nhất của Crom (Cr)

Công thức oxit cao nhất của Flo (F)

Công thức oxit cao nhất của Kali (K)

Công thức oxit cao nhất của Kim loại kiềm (các nguyên tố nhóm IA)

Công thức oxit cao nhất của Kim loại kiềm thổ (các nguyên tố nhóm IIA)

Công thức oxit cao nhất của Liti (Li)

Công thức oxit cao nhất của Lưu huỳnh (S)

Công thức oxit cao nhất của Mangan (Mn)

Công thức oxit cao nhất của Magie (Mg)

Công thức oxit cao nhất của Natri (Na)

Công thức oxit cao nhất của Nito (N)

Công thức oxit cao nhất của Photpho (P)

Công thức oxit cao nhất của Sắt (Fe)

Công thức oxit cao nhất của Silic (Si)

Đánh giá

0

0 đánh giá