Công thức bảo toàn electron 2023 hay nhất

1.5 K

Bài viết Công thức bảo toàn electron hay nhất, chi tiết với bài tập minh họa có lời giải sẽ giúp học sinh nắm vững Công thức bảo toàn electron từ đó biết cách làm bài tập về bảo toàn electron.

Công thức bảo toàn electron hay nhất

Công thức bảo toàn electron giúp chúng ta tính toán nhanh gọn và chính xác các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này. 

1. Công thức bảo toàn electron

- Phát biểu định luật: Trong phản ứng oxi hóa khử, tổng số electron nhường luôn bằng tổng số electron nhận

∑enhường = ∑e nhận

Hệ quả: ∑nenhường = ∑nenhận

- Các bước áp dụng:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: Xác định chất khử, chất oxi hóa. Viết bán phản ứng. Tính số mol e nhường, nhận.

Bước 3: Áp dụng công thức bảo toàn electron:       

∑e nhường = ∑e nhận

   Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Ví dụ: Cho 7,8g hỗn hợp bột kim loại Mg và Al tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96l H2 ở đktc. Khối lượng các kim loại Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là

A. 2,4g và 5,4 g                                             B. 5,4g và 2,4g

C. 1,2g và 5,4g                                              D. 3,9g và 2,6g

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Sơ đồ phản ứng Công thức bảo toàn electron

 nH2 = 0,4 mol

Bước 2: Viết bán phản ứng

Quá trình oxi hóa:                                          Quá trình khử:

Mg ->   Mg+2   + 2e                                          2H+1  + 2e -> H0

x                  2x                                                   0,8     - > 0,4 mol

Al0  -> Al+3   + 3e 

y                 3y                      mol

∑ne  nhường = 2x + 3y                                              

∑nenhận = 0,8 mol

Bước 3: Áp dụng định luật bản toàn electron

∑nenhường =∑nenhận

→ 2x + 3y = 0,8 (1)

mhỗn hợp = 7,8 gam  

→ 24x + 27y = 7,8  (2)

Từ (1) và (2) → Công thức bảo toàn electron Công thức bảo toàn electron

2. Bạn nên biết

Sử dụng linh hoạt định luật bảo toàn electron kết hợp với định luật bảo toàn nguyên tố  định luật bảo toàn khối lượng trong giải bài tập hóa học.

- Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.

Phương trình phản ứng:   A + B → C + D

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD 

- Định luật bảo toàn nguyên tố: “Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng luôn bằng nhau”

3. Mở rộng

- Áp dụng định luật bảo toàn electron tính nhanh các bài toán kim loại phản ứng hết với dung dịch axit

∑ nKl..hóa trị= ∑nkhi(NH4+) . Số e nhận

Trong đó, các sản phẩm khử thường gặp:

Khí

( hoặc NH4+)

NO2

NO

N2O

N2

NH4+

H2

SO2

H2S

S

Số e nhận

1

3

8

10

8

2

2

8

6

 

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Hòa tan 7,84 gam Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HCl 0,15M và H2SO4 0,25M thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 1,456 lít                       

B. 0,45 lít                         

C. 0,75 lít                         

D. 0,55 lít

Hướng dẫn giải:

nFe = 0,14 mol

nH+ = nHCL  + 2nH2SO4 0,13 mol

Quá trình oxi hóa   (nhường e)                       Quá trình khử: (nhận e)        

   Fe0  ->  Fe+2  + 2e                     2H+1  + 2e -> H0

bài ra:    0,14     ->    0,28                       0,13 -> 0,13 -> 0,065

∑ne   nhường tối đa = 0,28 mol                         ∑ne   nhận tối đa= 0,13 mol

→ ∑ne   nhường tối đa > ∑ne  nhận tối đa

→ Fe dư, chuyển hết thành H2

 nH2   = 0,065 mol → V = 1,456 lít

→ Chọn A

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị n không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là

A. Mg                              

B. Ca                               

C. Be                               

D. Cu

Hướng dẫn giải:

n hỗn hợp khí = ncl2  + n02= 0,25 mol (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mkim loại + mhỗn hợp khí = mrắn

→ mcl2 + mo2= 23 – 7,2 = 15,8 → = 15,8 (2)

Từ (1) và (2) → Công thức bảo toàn electron                              

   M → M+n  + ne                                    Cl2 + 2e -> 2Cl-1 

 Công thức bảo toàn electron                                   0,2     →  0,4

                                                               O02   + 4e -> 2O-2 

                                                                0,05 → 0,2

∑ne   nhường = Công thức bảo toàn electronmol                ∑ne  nhận = 0,6 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron:  ∑nenhường = ∑nenhận

 Công thức bảo toàn electron= 0,6 → MM = 12n

→ n = 2; MM = 24 (Mg)

→ Chọn A

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48                  

B. 13,44                 

C. 8,96                  

D. 6,72

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,3 mol

∑nKl..Hóa trị=∑nkhi(NH4+)  . Số e nhận

 ->     0,3.2 = Công thức bảo toàn electron . 1

 ->   V = 13,44 lít

  ->    Chọn B

Ngoài ra Tailieumoi.vn còn trình bày với các bạn về: Phương pháp bảo toàn electron (hay, chi tiết)

A. Phương pháp & Ví dụ

1. Lý thuyết và Phương pháp giải

Trong phản ứng oxi hoá - khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi hoá nhận. ∑ne cho = ∑ne nhận

Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trình liên hệ, giải các bài toán theo phương pháp bảo toàn electron.

* Nguyên tắc

Viết 2 sơ đồ: sơ đồ chất khử nhường e- và sơ đồ chất oxi hoá nhận e-.

* Một số chú ý

- Chủ yếu áp dụng cho bài toán oxi hóa khử các chất vô cơ

- Có thể áp dụng bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều phương trình hoặc toàn bộ quá trình.

- Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá trình, chỉ cần xác định trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, thường không quan tâm đến trạng thái trung gian số oxi hóa của nguyên tố.

- Khi áp dụng PP bảo toàn electron thường sử dụng kèm các PP bảo toàn khác (bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố).

- Khi cho KL tác dụng với dung dịch HNO3 và dung dịch sau phản ứng không chứa muối amoni: nNO3- = tổng số mol e nhường (hoặc nhận).

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 5,6 lít.        B. 0,56 lít.        C. 0,28 lít.        D. 2,8 lít.

Hướng dẫn:

Ta có: Mn+7 nhường 5 e (Mn+2),Cl- thu 2.e (Cl2)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :

5.nKMnO4 = 2.nCl2

⇒ nCl2 = 5/2 nKMnO4 =0.25 mol⇒ VCl2 = 0,25 . 22,4 = 0,56 lít

Ví dụ 2. Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100ml dd Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 cùng nồng độ mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl dư thu được 0,35mol khí.Nồng độ mol mỗi muối trong Y là?

Hướng dẫn:

3 kim loại trong chất rắn Z là Ag, Cu và Fe dư ⇒ Al và 2 muối trong Y hết

Z + HCl:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là?

Lời giải:

Đáp án:

Ta có: nAgNO3 = 0,08 mol; nZn = 0,09 mol

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Dựa vào sơ đồ (quan tâm đến trạng thái đầu và trạng thái cuối)

⇒ Ag+ là chất nhận e và Zn là chất nhường e

Ag+ + 1e → Ag

0,08     0,08     0,08

Zn – 2e → Zn2+

x      2x

Bảo toàn e ⇒ 2x = 0,08 ⇒ x = 0,04

nZn dư = 0,09 – 0,04 = 0,05 mol

Ta thấy: hỗn hợp rắn X và hỗn hợp rắn Z gồm 3 kim loại Ag, Cu, Zn dư với

∑mkl = 7,76 + 10,53 = 18,29g

mCu = 18,29 – (mAg + mZn dư) = 18,29 – (0,08.108 + 0,05.65) = 6,4g

Câu 2. Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al, Mg trong thể tích vừa đủ là 500 ml dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18 gam, trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Lời giải:

Đáp án:

nhh = 3,136/22,4 = 0,14; (M- khí ) = 5,18/0,14 = 37

NO (M = 30) → Khí 2: N2O (M = 44)

nNO = nNO2 = 0,14/2 = 0,07 mol

Al – 3e → Al3+

x mol

Mg – 2e → Mg2+

y mol

N+5 + 3e → N+2 (NO)

         3a      a

2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)

          8a      a

Theo định luật bảo toàn e ⇒ 3x + 2y = 3a + 8a = 0,77

Lại có : 27x + 24y = 7,44

→ x = 0,2; y = 0,085

%mMg = 27,42%; %mAl = 72,85%

Câu 3. Hòa tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. Xác định M.

Lời giải:

Đáp án:

nNaOH = 0,6 mol

Nếu chất rắn là NaHSO3 thì: nNaHSO3 = 0,3635 mol

Nếu chất rắn là Na2SO3 thì: nNa2SO3 = 0,3 mol

Nhận thấy: nNaOH = 2nNa2SO3 nên phản ứng giữa SO2 với NaOH là:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

0,3        0,6        0,3

Ta có: M – ne → Mn+

S+6 + 2e → S+4 (SO2)

       0,6        0,3

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

nM = 0,6/n → M = 19,2/(0,6/n) = 32n

Chọn n = 2 → M = 64 (Cu)

Câu 4. Cho 19,2g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả lượng khí NO sinh ra đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích Oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên.

Lời giải:

Đáp án:

Phương pháp bảo toàn e

Cu – 2e → Cu+2

0,3      0,6

O2 + 4e → 2O-2

x      4x

→ 4x = 0,6 → x = 0,15

→ VO2 = 0,15 × 22,4 = 3,36l

Câu 5. Cho a gam hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe3O4, (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 3,136 lít hỗn hợp NO2 và NO có tỉ khối 90 với hidro là 20,143. Tính a và CM của HNO3.

Lời giải:

Đáp án:

Số mol e cho = số mol e nhận ⇒ 0,09 + (0,05 × 3) = 0,24 (mol)

→ Số mol Fe+2 = 0,24 mặt khác nFeO = nFe3O4 = 0,12 (mol)

a = 0,12(80 + 72 + 232) = 46,08

nHNO3 = nNO + nNO2 + 3nFe + 2nCu = 0,14 + 3(0,12 × 4) + 2 × 0,12 = 1,82 (mol)

Vậy CMHNO3 = 1,82 : 0,25 = 7,28M

Câu 6. Để m g phoi bào sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng 30g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn axit nitric thấy giải phóng ra 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m?

Lời giải:

Đáp án:

Fe + 1/2 O2 → FeO (1)

3Fe + 2 O2 → Fe3O4 (2)

2Fe + 3/2 O2 → Fe2O3 (3)

Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O (4)

3FeO + 10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O (5)

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O (6)

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O (7)

7 phương trình phản ứng trên được biểu diễn bằng các quá trình oxi hóa khử sau:

Fe - 3e → Fe+3

O (O2) + 2e → O-2

N+5 + 3e → N+2

Vậy nNO = 0,25 (theo giả thiết), số mol Fe là x và số mol nguyên tử oxi là y

Theo quy tắc bảo toàn e ta có: 3x = 2y + 0,75 (I)

Mặt khác B chỉ gồm Fe và O nên ta còn có 56x + 16y = 30 (II)

Giải hệ ta được: x = 0,45 và m = 0,45 × 56 = 25,2g

Xem thêm các Công thức Hóa học lớp 10 quan trọng hay khác:

Công thức xác định thành phần nguyên tử

Công thức xác định thành phần các hạt trong ion

Công thức tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học

Công thức tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị

Công thức tính bán kính nguyên tử

Công thức tính thể tích nguyên tử

Công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro các nguyên tố nhóm A

Công thức hiđroxit cao nhất

Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A

Công thức xác định hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì

Công thức tính hiệu độ âm điện

Công thức xác định số oxi hóa

Công thức bảo toàn electron

Công thức tính nhanh khối lượng muối clorua tạo thành sau phản ứng

Công thức tính nhanh khối lượng muối sunfat

Công thức tính nhanh số mol OH- khi cho SO2 với dung dịch kiềm

Công thức tính nhanh số mol OH- khi cho H2S tác dụng với dung dịch kiềm

Công thức tính tốc độ phản ứng

Công thức tính hằng số cân bằng

Đánh giá

0

0 đánh giá