Khám phá 4 trang 15 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 8

354

Với giải Khám phá 4 trang 15 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 2:Các phép toán với đa thức nhiều biến giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến

Video bài giải Toán 8 Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến - Chân trời sáng tạo

Khám phá 4 trang 15 Toán 8 Tập 1: Hình chữ nhật A có chiều rộng 2x (cm), chiều dài gấp k (k > 1) lần chiều rộng. Hình chữ nhật B có chiều dài 3x (cm). Muốn hai hình chữ nhật này có diện tích bằng nhau thì B phải có chiều rộng bằng bao nhiêu?

Khám phá 4 trang 15 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Diện tích hình chữ nhật A là: SA = 2x.2kx = 4kx2 (cm2).

Gọi chiều rộng của hình chữ nhật B là R (cm).

Khi đó diện tích của hình chữ nhật B là: SB = R.3x (cm2).

Để hai hình chữ nhật này có diện tích bằng nhau thì SA = SB

Do đó 4kx2 = R.3x

Suy ra R = (4kx2) : (3x)

           R = (4 : 3).k.(x2 : x) = 43kx (cm).

Vậy để hai hình chữ nhật này có diện tích bằng nhau thì chiều rộng của hình chữ nhật B là 43kx cm.

Đánh giá

0

0 đánh giá