Sách bài tập Toán 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Tia phân giác

2.7 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 2: Tia phân giác

Giải SBT Toán 7 trang 78 Tập 1

Bài 1 trang 78 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho biết AB là tia phân giác của CAD^. 

Tìm giá trị của x.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Vì AB là tia phân giác của CAD^  nên:

DAB^=BAC^

Suy ra 33° = (4x + 1)°

Do đó 33 = 4x + 1

Suy ra 4x = 32

Nên x = 8.

Vậy x = 8.

Giải SBT Toán 7 trang 79 Tập 1

Bài 2 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm số đo của góc có cạnh là hai kim đồng hồ trong Hình 9.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Ta có góc có hai cạnh là hai kim đồng hồ chỉ hai số liền nhau sẽ có số đo bằng 30°.

Khi đó góc có một cạnh là kim phút chỉ số 1 và một cạnh là kim giờ chỉ số 5 có số đo bằng 4.30° = 120°.

Vì tia chứa kim giây chỉ số 3 là tia phân giác của hai tia chứa kim phút chỉ số 1 và kim giờ chỉ số 5 nên góc được tạo bởi kim phút với kim giây và góc tạo bởi kim giây với kim giờ bằng nhau, và bằng 12.120° = 60°.

Bài 3 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1:

a) Vẽ xOy^ có số đo là 120°.

b) Vẽ tia phân giác của xOy^ trong câu a.

Lời giải

a) Để vẽ xOy^ có số đo là 120° ta làm như sau:

• Vẽ tia Ox.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Đặt thước đo góc sai cho tâm của thước trùng với O, vạch 0 của thước nằm trên tia Ox.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với số chỉ 120 độ, kẻ tia Oy đi qua điểm đã đánh dấu.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có xOy^=120° đã được vẽ.

b) – Vẽ tia phân giác của xOy^=120° bằng cách dùng thước đo góc.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Ta có: xOz^=yOz^ và xOz^+yOz^=120°

Suy ra xOz^=120°2=60°

• Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy^ sao cho xOz^=60°.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Ta được tia Oz là tia phân giác của xOy^.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

– Ngoài cách vẽ trên ta có thể vẽ tia phân giác của xOy^=120° bằng cách dùng thước thẳng và compa.

• Vẽ cung tròn tâm O cắt Ox và Oy lần lượt tại M và N.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vẽ hai cung tròn có bán kính bằng nhau, có tâm lần lượt tại M, N và cắt nhau tại một điểm P bên trong góc xOy.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vẽ tia OP ta được phân giác của góc xOy.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 4 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành AOC^=40°.

a) Tính số đo các góc còn lại.

b) Vẽ Ox là tia phân giác của AOC^. Hãy tính số đo của xOD^ và xOB^.

b) Vẽ Oy là tia đối của tia Ox. Chứng tỏ rằng Oy là tia phân giác của BOD^.

Lời giải

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có:

• AOC^ và BOD^ là hai góc đối đỉnh nên:

AOC^=BOD^=40°.

• AOC^ và BOC^ là hai góc kề bù nên:

AOC^+BOC^=180°.

Suy ra BOC^=180°AOC^=180°40°=140°.

• AOD^ và BOC^ là hai góc đối đỉnh nên:

AOD^=BOC^=140°.

Vậy BOD^=40°,BOC^=140° và AOD^=140°.

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vì tia Ox là tia phân giác của AOC^ nên ta có:

AOx^=xOC^=12AOC^=12.40°=20°.

• Vì AOx^ và AOD^ là hai góc kề nhau nên ta có:

AOx^+AOD^=xOD^

Suy ra xOD^=20°+140°=160°.

• Vì xOC^ và BOC^ là hai góc kề nhau nên ta có:

xOC^+BOC^=xOB^

Suy ra xOB^=20°+140°=160°.

Vậy xOD^°=160°, xOB^=160°.

c)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có

• xOA^ và yOD^ là hai góc đối đỉnh nên:

xOA^=yOD^=20°.

• xOC^ và yOB^ là hai góc đối đỉnh nên:

xOC^=yOB^=20°.

Suy ra yOB^=yOD^=20°.

Vậy tia Oy là tia phân giác của BOD^.

Bài 5 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai góc kề bù xOy^,yOz^, biết xOy^=130°. Gọi Ot là tia phân giác của xOy^. Tính tOz^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vì Ot là tia phân giác của xOy^ nên:

xOt^=tOy^=12xOy^=12.130°=65°.

Vì xOt^ và tOz^ là hai góc kề bù nên ta có:

xOt^+tOz^=180°

Suy ra tOz^=180°xOt^=180°65°=115°.

Vậy tOz^=115°.

Bài 6 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai góc kề bù xOy^,yOz^, biết xOy^=80°. Gọi Om là tia phân giác của xOy^, On là tia phân giác của yOz^. Tính mOy^,nOy^ và mOn^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có:

• Tia Om là tia phân giác của xOy^ nên:

xOm^=mOy^=12xOy^=12.80°=40°. 

• Vì xOy^ và yOz^ là hai góc kề bù nên:

xOy^+yOz^=180°

Suy ra yOz^=180°xOy^=180°80°=100°.

• Tia On là tia phân giác của yOz^ nên:

yOn^=nOz^=12yOz^=12.100°=50°. 

• Vì mOy^ và yOn^ là hai góc kề nhau nên:

mOy^+yOn^=mOn^

Suy ra mOn^=40°+50°=90°.

Vậy mOy^=40°,yOn^=50° và mOn^=90°.

Bài 7 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình thoi ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Hãy dùng êke để tìm tia phân giác của các góc AOC^ và BOD^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vì AC là đường thẳng nên AOC^=180°  do đó tia phân giác của AOC^ chia góc AOC thành hai góc có số đo bằng nhau và bằng 90°.

Dùng thước êke (như hình vẽ) ta kiểm tra được BOC^=90°.

Tương tự ta cũng đặt thước êke kiểm tra được AOB^=90°. 

Suy ra tia OB là tia phân giác của AOC^.

Tương tự ta cũng có tia OD là tia phân giác của AOC^.

• Tương tự ta có tia OA và OC là tia phân giác của BOD^.

Vậy tia OB và OD là tia phân giác của AOC^; OA và OC là tia phân giác của BOD^.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí và chứng minh định lí

Bài tập cuối chương 4

Lý thuyết Tia phân giác

1. Tia phân giác của một góc

Tia phân giác của một góc là tia phát xuất từ đỉnh của góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tia phân giác (ảnh 2)

Tia Oy phát xuất từ đỉnh O của xOz^, đi qua điểm trong A và tạo với hai cạnh Ox, Oz hai góc xOy^ và yOz^ mà xOy^=yOz^.

Vậy tia Oy là tia phân giác của xOz^.

2. Cách vẽ tia phân giác

Ta có thể dùng thước đo góc để vẽ tia phân giác của một góc.

Ví dụ: Vẽ tia phân giác của xOy^=600.

Hướng dẫn giải

- Ta vẽ góc xOy^=600.

- Ta có xOz^=yOz^ và xOz^+yOz^=600 nên suy ra xOz^=6002=300.

- Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy^ sao cho xOz^=300.

- Ta được tia Oz là tia phân giác của xOy^.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tia phân giác (ảnh 2)

Chú ý: Ta gọi đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tia phân giác (ảnh 3)

Tia Ot là tia phân giác của xOy^.

Khi đó đường thẳng zt gọi là đường phân giác của xOy^.

Đánh giá

0

0 đánh giá