Sách bài tập Toán 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Các góc ở vị trí đặc biệt

2.8 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Giải SBT Toán 7 trang 75 Tập 1

Bài 1 trang 75 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho Hình 11.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Tìm các góc kề với RQS^.

b) Cho biết PQT^=90°. Tìm số đo của các góc RQS^ và RQP^.

Lời giải

a) Các góc kề với RQS^ là: PQR^ và SQT^.

b) Vì RQS^ kề với PQR^ và SQT^ nên ta có:

PQR^+RQS^+SQT^=PQT^

Hay x° + 2x° + 27° = 90°

Suy ra 3x° = 63°

Do đó x° = 21°.

Suy ra 2x° = 2.21° = 42°.

Vậy RQS^=2x°=42° và RQP^=x°=21°.

Bài 2 trang 75 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm số đo góc có dấu “?” trong Hình 12.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giả sử đường thẳng xy cắt zt tạo điểm O tạo thành tOy^=50° như hình vẽ.

Ta cần đi tìm số đo của góc xOz.

Ta có: xOz^ và tOy^ là hai góc đối đỉnh.

Nên xOz^=tOy^=50°.

Vậy xOz^=50°.

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giả sử đường thẳng xy cắt zt tạo điểm O tạo thành xOt^=123° như hình vẽ.

Ta cần đi tìm số đo của góc zOy.

Ta có: xOt^ và zOy^ là hai góc đối đỉnh.

Nên zOy^=xOt^=123°.

Vậy zOy^=123°.

Bài 3 trang 75 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm số đo các góc chưa biết trong Hình 13.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

• Ta có: AOB^ và COD^ là hai góc đối đỉnh nên:

COD^=AOB^=147°.

• Vì AOB^ và BOC^ là hai góc kề bù nên:

AOB^+BOC^=180°

Suy ra BOC^=180°AOB^=180°147°=33°.

• Ta lại có: BOC^ và AOD^ là hai góc đối đỉnh nên:

AOD^=BOC^=33°.

Vậy BOC^=33°,COD^=147° và AOD^=33°.

Bài 4 trang 75 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm giá trị của x trong Hình 14.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

a) Vì QRT^ và TRS^ là hai góc kề bù nên:

QRT^+TRS^=180°

Suy ra (3x)° + (8x + 70)° = 180°

Nên (3x + 8x + 70)° = 180°

Do đó 11x + 70 = 180

Suy ra 11x = 110

Suy ra x = 10.

Vậy x = 10.

b) Vì ABD^ và DBC^ là hai góc kề bù nên:

ABD^+DBC^=180°

Suy ra (4x + 6)° + (11x – 6)° = 180°

Nên (4x + 6 + 11x – 6)° = 180°

Do đó 15x = 180

Suy ra x = 12.

Vậy x = 12.

Giải SBT Toán 7 trang 76 Tập 1

Bài 5 trang 76 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho Hình 15 chứng minh hai đường thẳng xy và zt vuông góc.

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Vì xOv^ và vOz^ là hai góc kề nhau nên:

xOv^+vOz^=xOz^

Do đó xOz^=53°+37°=90°

Suy ra Ox  Oz hay xy  zt.

Vậy hai đường thẳng xy và zt vuông góc.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí và chứng minh định lí

Lý thuyết Các góc ở vị trí đặc biệt

1. Hai góc kề bù

Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và không có điểm trong chung.

Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800.

Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù.

Ví dụ:

a) Hai góc zOy^ và tOy^ có cạnh chung Oy và không có điểm trong chung. Vì thế, hai góc zOy^ và tOy^ là hai góc kề nhau.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 1)

b)

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 2)

Ta có: xOz^+xOy^=600+1200=1800.

Vì vậy, hai góc xOz và góc xOy là hai góc bù nhau.

Mặt khác: hai góc xOz^ và xOy^ có cạnh chung Ox và không có điểm trong chung nên hai góc xOz^ và xOy^ là hai góc kề nhau.

Vậy, hai góc xOz^ và xOy^ là hai góc kề bù.

Chú ý : Nếu M là điểm trong của góc xOy thì xOM^+MOy^=xOy^.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 3)

2. Hai góc đối đỉnh

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Ví dụ :

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 4)

Cạnh Oy của O4^là tia đối của cạnh Ox của O2^;

Cạnh Ot của O4^ là tia đối của cạnh Oz của O2^;

Vì vậy, O2^ và O4^ là hai góc đối đỉnh.

Tương tự, góc O1^và O3^­ cũng là hai góc đối đỉnh.

Chú ý: Khi O1^ và O3^ là hai góc đối đỉnh, ta còn nói O1^ đối đỉnh với O3^­O3^đối đỉnh với O1^O1^ và O3^ đối đỉnh với nhau.

3. Tính chất của hai góc đối đỉnh

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 5)

Hai góc O1^ và O3^­ đối đỉnh với nhau.

Vì vậy, O1^=O3^.

Tương tự, O2^ và O4^ là hai góc đối đỉnh, nên O2^=O4^.

Chú ý: Hai đường thẳng vuông góc

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt (ảnh 6)

Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O tạo thành bốn góc O1^O2^,O3^­ , O4^.

Do tính chất của hai góc đối đỉnh hoặc kề bù, ta thấy trong bốn góc nêu trên, nếu có một góc vuông thì ba góc còn lại cũng là góc vuông.

Khi đó, ta nói hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau và kí hiệu là a ⊥ b, hoặc b ⊥ a.

Đánh giá

0

0 đánh giá