Với giải Bài 11 trang 67 Toán 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài tập cuối chương 7 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7
Bài 11 trang 67 Toán 9 Tập 2: Cầu Trường Tiền (hay cầu Tràng Tiền) ở thành phố Huế được khởi công vào tháng 5/1899 và khánh thành vào ngày 18/12/1900. Cầu được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương. Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại. Cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Giả sử một nhịp dầm thép có dạng parabol y = ax2 trong hệ trục toạ độ Oxy, ở đó Ox song song với mặt cầu. Biết rằng, hai chân nhịp dầm thép trên mặt cầu cách nhau 66,66 m, khoảng cách từ đỉnh cao nhất của nhịp dầm thép đến mặt cầu là 5,45 m (Hình 11).
a) Xác định tọa độ của hai chân nhịp dầm thép đó.
b) Tìm a (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn).
Lời giải:
a) Gọi tọa độ của hai chân nhịp dầm thép đó là A(x1; y1) và B(x2; y2).
Vì nhịp dầm thép có dạng parabol y = ax2 và khoảng cách từ đỉnh cao nhất của nhịp dầm thép đến mặt cầu là 5,45 m nên đồ thị của hàm số y = ax2 nằm bên dưới trục hoành (a < 0) và y1 = y2 = –5,45.
Mặt khác, đồ thị hàm số y = ax2 nhận trục tung làm trục đối xứng, mà hai chân nhịp dầm thép trên mặt cầu cách nhau 66,66 m nên ta có và
Vậy hai chân nhịp dầm trên có toạ độ lần lượt là A(–33,33; –5,45); B(33,33; –5,45).
b) Vì đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm B(33,33; –5,45) nên thay x = 33,33 và y = –5,45 vào hàm số y = ax2, ta được:
–5,45 = a.33,332, suy ra (thỏa mãn).
Vậy a ≈ –0,005.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 66 Toán 9 Tập 2: Cho hàm số ...
Bài 5 trang 66 Toán 9 Tập 2: Giải các phương trình:...
Bài 6 trang 66 Toán 9 Tập 2: Không tính ∆, giải các phương trình:...
Bài 7 trang 66 Toán 9 Tập 2: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng và tích của chúng bằng 6....
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
§1. Đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường tròn nội tiếp tam giác
§2. Tứ giác nội tiếp đường tròn
§1. Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn