Giải thích vì sao nếu phương trình ax^2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thì ax^2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2)

106

Với giải Bài 8 trang 67 Toán 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài tập cuối chương 7 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7

Bài 8 trang 67 Toán 9 Tập 2: Giải thích vì sao nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm x1, x2 thì ax2 + bx + c = a(x – x1)(x – x2).

Áp dụng: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2 – 2x – 3;

b) 3x2 + 5x – 2.

Lời giải:

⦁ Phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm là x1 và x2 nên theo định lí Viète, ta có:

x1+x2=ba và x1x2=ca.

Suy ra b = –a(x1 + x2) và c = ax1x2.

Do đó:

ax2 + bx + c = ax2 – a(x1 + x2)x + ax1x2

= ax2 – ax1x – ax2x + ax1x2

= ax(x – x1) – ax2(x – x1)

= a(x – x1)(x – x2).

Vậy nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm là x1 và x2 thì đa thức ax2 + bx + c phân tích được thành nhân tử là: ax2 + bx + c = a(x – x­1)(x – x2).

 Áp dụng: Phân tích các đa thức thành nhân tử:

a) x2 – 2x – 3

Phương trình x2 – 2x – 3 = 0 có các hệ số a = 1, b = –2, c = –3.

Ta thấy: a – b + c = 1 – (–2) + (–3) = 0.

Do đó phương trình có hai nghiệm x1 = –1 và x2=31=3.

Vậy đa thức x2 – 2x – 3 phân tích được thành nhân tử như sau:

x2 – 2x – 3 = (x + 1)(x – 3).

b) 3x2 + 5x – 2

Phương trình 3x2 + 5x – 2 = 0 có các hệ số a = 3, b = 5, c = –2.

Ta có: ∆ = 52 – 4.3.(–2) = 49 > 0.

Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

x1=5+4923=13;x2=54923=2.

Vậy đa thức 3x2 + 5x – 2 phân tích được thành nhân tử như sau:

3x2+5x2=3x13x+2.

Đánh giá

0

0 đánh giá