Một cốc chứa 30ml dung dịch KOH (potassium hydroxide) với nồng độ 100mg/ml

869

Với giải Bài 1.24 trang 32 Toán 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 12 Bài 4: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số

Bài 1.24 trang 32 Toán 12 Tập 1: Một cốc chứa 30ml dung dịch KOH (potassium hydroxide) với nồng độ 100mg/ml. Một bình chứa dung dịch KOH khác chứa nồng độ 8mg/ml được trộn vào cốc.

a) Tính nồng độ KOH trong cốc sau khi trộn x (ml) từ bình chứa, kí hiệu là C(x).

b) Coi hàm C(x) là hàm số xác định với x0. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số này.

c) Giải thích tại sao nồng độ KOH trong cốc giảm theo x nhưng luôn lớn hơn 8mg/ml.

Lời giải:

a) Khối lượng dung dịch trong cốc sau khi trộn x(ml) KOH từ bình chứa là: m=30.100+8x=8x+3000(mg)

Thể tích dung dịch trong cốc sau khi trộn x(ml) KOH từ bình chứa là: V=30+x(ml)

Nồng độ KOH trong cốc sau khi trộn x (ml) từ bình chứa là:

C(x)=mV=8x+300030+x(mg/ml)

b) Khảo sát hàm số y=C(x)=8x+3000x+30 với x0.

1. Tập xác định của hàm số: [0;+)

2. Sự biến thiên:

C(x)=2760(x+30)2<0x0

Hàm số nghịch biến trên (0;+).

Hàm số không có cực trị.

limx+C(x)=limx+8x+3000x+30=8.

Do đó, đồ thị hàm số y=C(x)=8x+3000x+30 nhận đường thẳng y=8 làm tiệm cận ngang (phần bên phải trục Oy)

Bảng biến thiên:

Tài liệu VietJack

3. Đồ thị: Giao điểm của đồ thị hàm số với trục tung là (0;100).

Đồ thị hàm số y=C(x)=8x+3000x+30 đi qua các điểm (200; 20); (120;1325).

 Tài liệu VietJack

Đồ thị của hàm số y=C(x)=8x+3000x+30 với x0 là phần nét màu xanh không bị gạch chéo.

c) Vì C(x)=2760(x+30)2<0x0 và limx+C(x)=limx+8x+3000x+30=8 nên nồng độ KOH trong cốc giảm theo x nhưng luôn lớn hơn 8mg/ml

Đánh giá

0

0 đánh giá