Giải SGK Toán 9 Bài 28 (Kết nối tri thức): Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

422

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài 28: Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác  chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 28: Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

Mở đầu trang 72 Toán 9 Tập 2: Cho trước một tam giác ABC. Bằng thước kẻ và compa, em có thể vẽ được một đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác và đường tròn tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác hay không?

Lời giải:

Ta có thể vẽ được một đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác và đường tròn tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác.

– Tâm đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC là giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác ABC.

Cách vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC bằng thước kẻ và compa:

⦁ Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB: Dùng compa vẽ hai cung tròn tâm A, B có cùng bán kính, hai cung này cắt nhau tại một điểm M. Qua điểm M, dùng thước kẻ vẽ đường thẳng vuông góc với AB, ta được đường trung trực d của AB.

⦁ Tương tự, vẽ đường trung trực d’ của đoạn thẳng BC, cắt đường thẳng d tại O.

⦁ Vẽ đường tròn (O; OA). Khi đó đường tròn (O; OA) là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC cần vẽ.

Mở đầu trang 72 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

– Tâm đường tròn tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác ABC là giao điểm ba đường phân giác trong tam giác ABC.

Cách vẽ đường tròn tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác ABC bằng thước kẻ và compa:

⦁ Vẽ tia phân giác góc B như sau: Dùng compa vẽ một cung tròn tâm B cắt hai cạnh BC, BA lần lượt tại X và Y. Vẽ hai cung tròn tâm X, Y có cùng bán kính, hai cung này cắt nhau tại một điểm Z khác B. Kẻ tia BZ ta được tia phân giác góc B.

⦁ Tương tự, vẽ tia phân giác góc C, cắt tia BZ tại I.

⦁ Vẽ đường cao ID từ I xuống BC (D thuộc BC). Vẽ đường tròn (I; ID).

Mở đầu trang 72 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Khi đó đường tròn (I; ID) là đường tròn tiếp xúc với cả ba cạnh của tam giác ABC cần vẽ.

1. Đường tròn ngoại tiếp một tam giác

HĐ1 trang 72 Toán 9 Tập 2: Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB và O là một điểm trên d (H.9.12). Hỏi đường tròn tâm O đi qua A thì có đi qua B không?

HĐ1 trang 72 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Vì O nằm trên đường trung trực d của đoạn thẳng AB nên OA = OB.

Do đó đường tròn tâm O đi qua A cũng đi qua B.

HĐ2 trang 72 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba đường trung trực đồng quy tại O (H.9.13). Hãy giải thích tại sao đường tròn (O; OA) đi qua ba đỉnh của tam giác ABC.

HĐ2 trang 72 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Vì O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB nên OA = OB.

Tương tự, O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC, CA nên ta cũng có OB = OC và OC = OA.

Do đó OA = OB = OC.

Suy ra đường tròn (O; OA) đi qua ba điểm A, B, C.

Vậy đường tròn (O; OA) đi qua ba đỉnh của tam giác ABC.

Câu hỏi trang 73 Toán 9 Tập 2: Hãy kể tên bốn tam giác nội tiếp đường tròn (O) trong Hình 9.14.

Câu hỏi trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Các điểm B, C, M, N cùng nằm trên đường tròn (O) nên ta có bốn tam giác nội tiếp đường tròn (O) là ∆BCM, BCN, MNB, MNC.

HĐ3 trang 73 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A (H.9.15). Gọi N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC.

HĐ3 trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Vẽ hai đường trung trực a, b của các cạnh AB, AC, cắt nhau tại M.

b) Hãy giải thích vì sao MN, MP là các đường trung bình của tam giác ABC.

c) Hãy giải thích vì sao M là trung điểm của BC, từ đó suy ra đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC có tâm M và bán kính MB=MC=BC2.

Lời giải:

a) Vẽ đường thẳng a vuông góc với AB tại N và vẽ đường thẳng b vuông góc với AC tại P, ta được hai đường trung trực a, b của các cạnh AB, AC. Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại M.

b) Vì ∆ABC vuông tại A nên AB ⊥ AC. (1)

Vì a là đường trung trực của AB nên a ⊥ AB hay MN ⊥ AB. (2)

Vì b là đường trung trực của AC nên b ⊥ AC hay MP ⊥ AC. (3)

Từ (1) và (2) suy ra MN // AC.

Từ (1) và (3) suy ra MP // AB.

Xét ∆ABC có:

⦁ N là trung điểm của AB và MN // AC nên MN là đường trung bình của tam giác.

⦁ P là trung điểm của AC và MP // AB nên MP là đường trung bình của tam giác.

c) Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên M là trung điểm của BC.

Suy ra MB=MC=BC2.

Lại có M thuộc đường trung trực của AB nên MA = MB.

Do đó MA=MB=MC=BC2.

Vậy đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC có tâm M là bán kính MB=MC=BC2.

Luyện tập 1 trang 73 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC có AC = 3 cm, AB = 4 cm và BC = 5 cm. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Xét ∆ABC có:

⦁ AB2 + AC2 = 42 + 32 = 25;

⦁ BC2 = 52 = 25.

Do đó AB2 + AC2 = BC2.

Suy ra tam giác ABC vuông tại A (định lí Pythagore đảo).

Theo kết quả của Hoạt động 3, trang 73, SGK Toán 9, Tập 2, ta có tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC là trung điểm M của BC và bán kính của đường tròn ngoại tiếp ∆ABC là MA=MB=MC=BC2=52=2,5(cm).

HĐ4 trang 73 Toán 9 Tập 2:

a) Vẽ tam giác đều ABC. Hãy trình bày cách xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và vẽ đường tròn đó.

b) Giải thích vì sao tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC trùng với trọng tâm của tam giác đó (H.9.17).

HĐ4 trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

c) Giải thích vì sao OBM^=30°  OB=33BC (với M là trung điểm của BC).

Lời giải:

a) Vẽ ba đường trung trực của các cạnh AB, BC, CA của tam giác ABC. Ba đường trung trực này cắt nhau tại một điểm O, khi đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC (hình vẽ)

HĐ4 trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

b) Vì tam giác ABC đều nên ba đường trung trực cũng đồng thời là ba đường trung tuyến, do đó giao điểm O của ba đường trên là trọng tâm của tam giác.

Vậy tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC trùng với trọng tâm của tam giác đó.

c)

HĐ4 trang 73 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Vì tam giác ABC đều nên đường trung trực BO của AC cũng đồng thời là đường phân giác của góc ABC. Do đó OBM^=12ABC^=1260°=30°.

Xét ∆OBM vuông tại M có cosOBM^=BMBO.

Suy ra BO=BMcosOBM^=12BCcos30° (do M là trung điểm của BC nên BM=12BC).

Do đó BO=12BC32=BC3=33BC.

Luyện tập 2 trang 74 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O) có bán kính bằng 4 cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác.

Lời giải:

Luyện tập 2 trang 74 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Giả sử tam giác ABC đều có cạnh bằng a.

Vì tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O) nên O là trọng tâm của tam giác và bán kính đường tròn ngoại tiếp (O) là AO=33a.

Theo bài, AO = 4 cm nên ta có 33a=4

Suy ra a=433=43(cm).

Vậy các cạnh của tam giác ABC có độ dài bằng 43 cm.

2. Đường tròn nội tiếp một tam giác

HĐ5 trang 74 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba đường phân giác đồng quy tại điểm I. Gọi D, E, F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ I xuống các cạnh BC, CA và AB (H.9.19).

HĐ5 trang 74 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Hãy giải thích vì sao các điểm D, E, F cùng nằm trên một đường tròn có tâm I.

b) Gọi (I) là đường tròn trên. Hãy giải thích vì sao (I) tiếp xúc với các cạnh của tam giác ABC.

Lời giải:

a) Vì I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC nên I cách đều ba cạnh của tam giác đó.

Mặt khác, ID ⊥ BC, IE ⊥ CA, IF ⊥ AB nên ID = IE = IF.

Do đó các điểm D, E, F cùng nằm trên một đường tròn có tâm I.

b) Gọi (I; R) là đường tròn đi qua ba điểm D, E, F. Do đó ID = IE = IF = R.

Vì ID ⊥ BC, ID = R nên BC là tiếp tuyến của (I; R) hay (I) tiếp xúc với cạnh BC.

Vì IE ⊥ AC, IE = R nên AC là tiếp tuyến của (I; R) hay (I) tiếp xúc với cạnh AC.

Vì IF ⊥ AB, IF = R nên AB là tiếp tuyến của (I; R) hay (I) tiếp xúc với cạnh AB.

Vậy (I) tiếp xúc với các cạnh của tam giác ABC.

Câu hỏi trang 75 Toán 9 Tập 2: Mỗi tam giác có bao nhiêu đường tròn nội tiếp? Có bao nhiêu tam giác cùng ngoại tiếp một đường tròn?

Lời giải:

⦁ Mỗi tam giác chỉ có một đường tròn nội tiếp, vì đối với mỗi góc của tam giác, ta chỉ xác định được duy nhất một đường phân giác, do đó giao điểm của ba đường phân giác này là duy nhất.

⦁ Có vô số tam giác ngoại tiếp một đường tròn, vì trên đường tròn có vô số điểm, mỗi điểm này đều có thể là một tiếp điểm của đường tròn đó với cạnh của tam giác.

Chẳng hạn như hình vẽ dưới đây:

Câu hỏi trang 75 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

HĐ6 trang 75 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác đều ABC có trọng tâm G.

a) Giải thích vì sao G cũng là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

b) Từ đó, giải thích vì sao bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC bằng một nửa bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và bằng 36BC.

Lời giải:

HĐ6 trang 75 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Vì ∆ABC là tam giác đều nên ba đường trung tuyến đồng thời là ba đường phân giác, hay trọng tâm G của tam giác cũng là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác đó.

Do đó trọng tâm G là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC.

b) Vì ∆ABC là tam giác đều nên ba đường trung tuyến đồng thời là ba đường trung trực, hay trọng tâm G của tam giác cũng là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác đó.

Do đó trọng tâm G là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.

Gọi M là trung điểm của BC. Khi đó ta có GM, GB lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp và bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.

Vì ∆ABC là tam giác đều có BG là đường phân giác của góc ABC nên GBM^=12ABC^=1260°=30°.

Vì M là trung điểm của BC nên BM=12BC.

Xét ∆GBM vuông tại M, ta có

 GM=GBsinGBM^=GBsin30°=12GB.

 GM=BMtanGBM^=12BCtan30°=12BC33=36BC.

Vậy bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC bằng một nửa bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và bằng 36BC

Thực hành trang 75 Toán 9 Tập 2: Vẽ đường tròn nội tiếp của tam giác ABC bằng thước kẻ và compa theo các bước sau:

– Vẽ tia phân giác góc B như sau: Dùng compa vẽ một cung tròn tâm B cắt hai cạnh BC, BA lần lượt tại X và Y. Vẽ hai cung tròn tâm X, Y có cùng bán kính, hai cung này cắt nhau tại một điểm Z khác B. Kẻ tia BZ ta được tia phân giác góc B.

– Tương tự, vẽ tia phân giác góc C, cắt tia BZ tại I.

– Vẽ đường cao ID từ I xuống BC (D thuộc BC). Vẽ đường tròn (I; ID) (H.9.21).

Thực hành trang 75 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Khi đó đường tròn (I; ID) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC cần vẽ.

Lời giải:

HS làm theo hướng dẫn của GV và SGK.

Thực hành trang 75 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Luyện tập 3 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác đều ABC (H.9.22).

Luyện tập 3 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Vẽ đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác ABC.

b) Biết rằng BC = 4 cm, hãy tính bán kính r.

Lời giải:

a) Vẽ hai đường phân giác của góc B và C cắt nhau tại I.

Kéo dài AI cắt BC tại D. Khi đó ta vẽ đường tròn (I; ID) thì được đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác ABC với ID = r.

Luyện tập 3 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

b) Vì đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác đều ABC có cạnh BC = 4 cm nên có đường tròn này bán kính r=36BC=364=233(cm).

Vậy r=233cm.

Bài tập

Bài 9.7 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC. Tính bán kính của (O), biết rằng tam giác ABC vuông cân tại A và có cạnh bên bằng 22 cm.

Lời giải:

Bài 9.7 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Vì ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 22 cm.

Áp dụng định lí Pythagore vào ∆ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Do đó BC2=222+222=16

Suy ra BC = 4 cm.

Vì O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A nên bán kính của (O) bẳng một nửa cạnh huyền BC.

Vậy bán kính của (O) là: R=BC2=42=2(cm).

Bài 9.8 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Biết rằng đường tròn (O) có bán kính bằng 3 cm. Tính diện tích tam giác ABC.

Lời giải:

Bài 9.8 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Vì tam giác ABC đều nên tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác là trọng tâm của tam giác đó và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là AO=33BC.

Theo bài, AO = 3 cm nên 33BC=3

Suy ra BC = 33 cm.

Gọi H là giao điểm của AO và BC. Khi đó AH vừa là đường trung trực, vừa là đường trung tuyến, cũng là đường cao của tam giác.

Ta có AO=23AH, suy ra AH=32AO=323=4,5(cm).

Diện tích của tam giác ABC là:

S=12AHBC=124,533=2734(cm2).

Vậy diện tích của tam giác ABC là 2734cm2.

Bài 9.9 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng BAH^=OAC^.

Lời giải:

Bài 9.9 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Ta có OA = OB (cùng bằng bán kính đường tròn ngoại tiếp (O) của ∆ABC) nên ∆OAC cân tại O, do đó OAC^=OCA^ (tính chất tam giác cân).

Lại có OAC^+OCA^+AOC^=180° (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra 2OAC^+AOC^=180°

Nên OAC^=180°AOC^2=90°AOC^2.1

Gọi K là giao điểm của AH và BC. Khi đó AK là đường cao của tam giac ABC.

Xét ∆ABK vuông tại K có: ABK^+BAK^=90° (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông)

Suy ra BAK^=90°ABK^ hay BAH^=90°ABC^.2

Mặt khác, xét đường tròn (O) có ABC^,AOC^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung AC nên ABC^=12AOC^.3

Từ (2) và (3) ta có BAH^=90°AOC^2.4

Từ (1) và (4) ta có BAH^=OAC^.

Bài 9.10 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC với các tiếp điểm trên các cạnh AB, AC lần lượt là E, F. Chứng minh rằng EIF^+BAC^=180°.

Lời giải:

Bài 9.10 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Vì đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC với các tiếp điểm trên các cạnh AB, AC lần lượt là E, F nên IE ⊥ AB và IF ⊥ AC.

Do đó AEI^=AFI^=90°.

Xét tứ giác AEIF có: BAC^+AEI^+AFI^+EIF^=360° (tổng các góc của một tứ giác)

Suy ra BAC^+EIF^=360°AEI^AFI^=360°90°90°=180°.

Vậy EIF^+BAC^=180°.

Bài 9.11 trang 76 Toán 9 Tập 2: Cho tam giác đều ABC ngoại tiếp đường tròn (I). Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC biết rằng bán kính của (I) bằng 1 cm.

Lời giải:

Bài 9.11 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Gọi độ dài các cạnh của tam giác đều ABC là a (cm).

Vì tam giác ABC đều ngoại tiếp đường tròn (I; r) nên ta có r=36a

Theo bài, r = 1 cm nên 1=36a

Suy ra a=23(cm).

Vậy độ dài các cạnh của tam giác ABC là 23cm.

Bài 9.12 trang 76 Toán 9 Tập 2: Người ta muốn làm một khung gỗ hình tam giác đều để đặt vừa khít một chiếc đồng hồ hình tròn có đường kính 30 cm (H.9.23). Hỏi độ dài các cạnh (phía bên trong) của khung gỗ phải bằng bao nhiêu?

Bài 9.12 trang 76 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Gọi độ dài các cạnh phía bên trong của khung gỗ là a (cm).

Bán kính của chiếc đồng hồ hình tròn là: r = 30 : 2 = 15 (cm).

Vì khung gỗ hình tam giác đều để đặt vừa khít chiếc đồng hồ nên đường tròn khung viền của đồng hồ nội tiếp tam giác chứa cạnh của khung gỗ và bán kính đường tròn này là r=36a.

Suy ra 15=36a, suy ra a=303(cm).

Vậy độ dài cạnh của tam giác (phía bên trong) của khung gỗ là 303 cm.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 27. Góc nội tiếp

Bài 28. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

Luyện tập chung trang 78

Bài 29. Tứ giác nội tiếp

Bài 30. Đa giác đều

Luyện tập chung trang 90

Lý thuyết Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

1. Đường tròn ngoại tiếp một tam giác

1.1. Khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác

Định nghĩa: Đường tròn ngoại tiếp một tam giác là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác đó.

Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Trong hình vẽ trên, đường tròn (O; OA) ngoại tiếp tam giác ABC. Ta cũng nói tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), hay (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tâm O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC.

Ví dụ 1. Trong các hình sau, hình nào biểu diễn đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC? Vì sao?

Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải

– Ở Hình a), ta có đường tròn (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vì đường tròn (O) đi qua cả ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC.

– Ở Hình b), ta có đường tròn (O) không là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vì đường tròn (O) không đi qua đỉnh C của tam giác ABC.

1.2. Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông

Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông có tâm là trung điểm của cạnh huyền và bán kính bằng một nửa cạnh huyền.

Ví dụ 2. Xác định tâm và tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A, với BC = 16 cm.

Hướng dẫn giải

Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Gọi O là trung điểm của cạnh huyền BC của tam giác ABC vuông tại A.

Khi đó, O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là: R=BC2=162=8 (cm).

Vậy đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tâm O là trung điểm của BC và bán kính R = 8 cm.

1.3. Đường tròn ngoại tiếp tam giác đều

Đường tròn ngoại tiếp tam giác đều cạnh a có tâm là trọng tâm của tam giác đó và bán kính bằng 33a.

Ví dụ 3. Ba vị trí A, B, C ở một khu vui chơi là ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh bằng 24 m. Người ta cần chọn vị trí O cách đều ba vị trí A, B, C để xây một bồn hoa. Tính khoảng cách từ vị trí O đến mỗi vị trí A, B, C (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

Hướng dẫn giải

Vì O cách đều ba đỉnh A, B, C của tam giác đều ABC nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC.

Do đó, khoảng cách từ vị trí O đến mỗi vị trí A, B, C là bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác đều ABC.

Tức là, OA=OB=OC=3324=8313,86 (m).

Vậy khoảng cách từ vị trí O xây bồn hoa đến mỗi vị trí A, B, C bằng khoảng 13,86 m.

2. Đường tròn nội tiếp một tam giác

2.1. Đường tròn nội tiếp tam giác

Định nghĩa: Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác được gọi là đường tròn nội tiếp tam giác. Tam giác đó được gọi là ngoại tiếp đường tròn. Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm ba đường phân giác của tam giác.

Chú ý: Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác nghĩa là tiếp xúc với đường thẳng chứa cạnh đó và có tiếp điểm nằm trên cạnh đó.

Ví dụ 4. Trong các hình sau, hình nào biểu diễn đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC? Vì sao?

Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải

– Ở Hình a), ta có đường tròn (I) là đường tròn nội tiếp tam giác ABC vì đường tròn (I) tiếp xúc với ba cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC lần lượt tại các tiếp điểm M, N, P.

– Ở Hình b), ta có đường tròn (I) không là đường tròn nội tiếp tam giác ABC vì đường tròn (I) không tiếp xúc với cạnh AB của tam giác ABC.

2.2. Đường tròn nội tiếp tam giác đều

Đường tròn nội tiếp tam giác đều cạnh a có tâm là trọng tâm của tam giác đó và bán kính bằng 36a.

Ví dụ 5. Xác định tâm và tính bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC có độ dài mỗi cạnh bằng 24 cm.

Hướng dẫn giải

Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 9) | Kết nối tri thức

Gọi I là trọng tâm của tam giác đều ABC.

Suy ra I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC là: r=3624=43 (cm).

Vậy đường tròn nội tiếp tam giác đều ABC có tâm là trọng tâm của tam giác ABC và có bán kính r=43 cm.

Đánh giá

0

0 đánh giá