Sách bài tập Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

4.1 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Giải SBT Toán 7 trang 60 Tập 1

Bài 1 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy điền vào chỗ chấm để mô tả hình bên:

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Hình ABC.MNP (Hình 5) là hình .............

- Các đỉnh là: ...............................................

- Các mặt bên là: .........................................

- Các cạnh bên là: .......................................

- Hai mặt đáy là mặt ....... và mặt ...............

- Độ dài cạnh AM được gọi là ................... của hình lăng trụ.

Lời giải

Quan sát Hình 5, ta điền được như sau:

- Hình ABC.MNP (Hình 5) là hình lăng trụ đứng tam giác.

- Các đỉnh là: A, B, C, M, N, P.

- Các mặt bên là: ABNM, ACPM, BCPN.

- Các cạnh bên là: AM, BN, CP.

- Hai mặt đáy là mặt ABC và mặt MNP.

- Độ dài cạnh AM được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.

Bài 2 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như Hình 6.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Chỉ rõ hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ.

b) Gọi tên các cạnh bên của hình lăng trụ.

c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng nào?

Lời giải

Do hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là hình chữ nhật, do đó ta có:

a) Hai mặt đáy của hình lăng trụ là: mặt ADHE và mặt BCGF. (do các mặt này không là hình chữ nhật, nên nó phải là mặt đáy).

 Bốn mặt bên của hình lăng trụ là: mặt ABFE, mặt EFGH, mặt CDHG và mặt ABCD. (là các hình chữ nhật)

b) Các cạnh bên của hình lăng trụ là: AB, EF, HG, DC.

c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng chiều cao của cách cạnh bên.

Do đó ta có thể nói chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng AB (hoặc EF, hoặc HG, hoặc DC).

Bài 3 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có các cạnh đáy là 2,7 cm, 1,5 cm, 2 cm và chiều cao 3 cm.

Lời giải

- Trên tấm bìa, vẽ 3 hình chữ nhật và 2 tam giác với kích thước như Hình 1.

- Gấp theo các đường nét đứt ta được hình phải tạo lập.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 4 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tạo lập hình lăng trục đứng tứ giác có các số đo như Hình 7.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Cho biết chiều cao của hình lăng trụ.

b) Tạo lập hình lăng trụ.

Lời giải

a) Hình 7 mô tả hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là hình chữ nhật có kích thước là 5 cm, 7 cm và đáy là hình thang vuông có kích thước là 5 cm, 8 cm và 4 cm.

Vậy chiều cao của hình lăng trụ là 7 cm.

b) Trên tấm bìa vẽ 2 hình thang và 4 hình chữ nhật như dưới đây, rồi gấp theo các nét đứt ta được hình cần tạo lập.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 5 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tam giác như Hình 8.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a) Chiều cao của hình lăng trụ là bao nhiêu?

b) Hãy tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác này.

Lời giải

a) Hình lăng trụ đứng tam giác có các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tam giác.

Do đó, chiều cao của hình lăng trụ là 70 cm.

b) - Trên tấm bìa vẽ hình chữ nhật và hai hình tam giác vuông như hình dưới đây.

- Gấp theo đường nét đứt ta được hình lăng trụ đứng tam giác.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 6 trang 60 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy chỉ ra cách cắt một chiếc hộp hình chữ nhật thành hai hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.

Lời giải

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Trên đoạn DH và CG, lấy hai điểm M, N, sao cho MN không vuông góc với CG như hình trên.

- Kẻ đoạn thẳng NP vuông góc với CG, và MQ vuông góc với DH.

- Cắt theo các cạnh MN, NP, PQ, QM, ta được 2 hình lăng trụ đứng thỏa mãn yêu cầu.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

– Hình có ba mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.

– Hình có bốn mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Ví dụ:

a) Hình ABC.DEF là hình lăng trụ đứng tam giác.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.

• Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.

• Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng gọi là các cạnh bên.

• Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy (gọi tắt là đáy).

• Độ dài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.

b) Hình ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Hai mặt đáy là tứ giác ABCD và EFGH.

• Các mặt bên ABFE, BCGF, CDHG, ADHE đều là các hình chữ nhật.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là lăng trụ đứng tứ giác.

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Ví dụ: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm. 

Hướng dẫn giải

– Trên một tấm bìa vẽ ba hình chữ nhật và hai tam giác với kích thước như hình a.

– Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như hình b.

 

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đánh giá

0

0 đánh giá