Giải SGK Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 2

6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 2 chi tiết sách Toán 7 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 2

Video bài giảng Bài tập cuối chương 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 trang 39 Tập 1

Bài 2.27 trang 39 Toán lớp 7: Sử dụng máy tính cầm tay làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ nhất:

a=2;b=5

Tính tổng hai số thập phân nhận được.

Phương pháp giải:

Bước 1: Bấm máy tính cầm tay, tính a,b. Làm tròn a,b

Bước 2: Tính tổng a + b

Lời giải:

Sử dụng máy tính cầm tay, ta được: a = 1,414…; b = 2,336

Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất, ta được: a1,4;b2,2

Tổng 2 số thập phân nhận được là: 1,4 + 2,2 = 3,6

Bài 2.28 trang 39 Toán lớp 7: Dùng thước dây có vạch chia để đo độ dài đường gấp khúc ABC trong Hình 2.8 (đơn vị xentimet, làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). So sánh kết quả với kết quả với kết quả của Bài tập 2.27.

Phương pháp giải:

Dùng thước đo độ dài đoạn thẳng AB, BC,

Tính độ dài đường gấp khúc ABC = AB + BC

Lời giải:

Ta có: AB2,2(cm);BC=1,4(cm)

Vậy độ dài đường gấp khúc ABC là: 2,2 +1,4 = 3,6 (cm)

Kết quả này trùng với kết quả ở bài tập 2.27

Bài 2.29 trang 39 Toán lớp 7: Chia sợi dây đồng dài 10 m thành 7 đoạn bằng nhau.

a) Tính độ dài mỗi đoạn dây nhận được, viết kết quả dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

b) Dùng 4 đoạn dây nhận được ghép thành một hình vuông. Gọi C là chu vi của hình vuông đó. Hãy tìm C bằng hai cách rồi so sánh kết quả:

Cách 1: Dùng thước dây có vạch chia để đo, lấy chính xác đến xentimet.

Cách 2: Tính C=4.107, viết kết quả dưới dạng số thập phân với độ chính xác 0,005.

Phương pháp giải:

a) Độ dài mỗi đoạn dây là kết quả của phép chia 10:7

b) Tính theo 2 cách trên

Cách 1: Đo từng cạnh của hình vuông. Chu vi hình vuông = 4. Độ dài 1 cạnh

Cách 2: làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2

Lời giải:

a) Thực hiện đặt phép chia ta có độ dài của mỗi đoạn dây là: 107=1,(428571) (m)

b) Cách 1: Dùng thước dây có vạch chia để đo, lấy chính xác đến xentimét ta thu được độ dài mỗi đoạn dây xấp xỉ bằng 143 cm = 1,43 m.

Chu vi hình vuông là: 4.143 = 572 cm

Cách 2: C=4.107 =5,(714285)5,71(m)

Thực hiện đặt phép chia ta tính được: 407=5,(714285)

Làm tròn kết quả với độ chính xác 0,005 (làm tròn đến hàng phần trăm) được C5,71 m.

So sánh kết quả: Vì 5,72 > 5,71 nên kết quả nhận được theo cách 1 lớn hơn kết quả nhận được theo cách 2, tuy nhiên hai kết quả chênh lệch nhau không đáng kể (5,72 – 5,71 = 0,01). 

Bài 2.30 trang 39 Toán lớp 7: a) Cho hai số thực a = -1,25 và b = -2,3. So sánh a và b, |a| và |b|.

b) Ta có nhận xét trong hai số âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số bé hơn.

Em hãy áp dụng nhận xét này để so sánh -12,7 và -7,12.

Phương pháp giải:

a) + So sánh 2 số thập phân âm

+ Tính |a| và |b| rồi so sánh

b) Tìm giá trị tuyệt đối của 2 số rồi dùng nhận xét.

Lời giải:

a) Vì 1,25 < 2,3 nên -1,25 > -2,3 hay a > b

|a|=|1,25|=1,25;|b|=|2,3|=2,3

Vì 1,25 < 2,3 nên |a|<|b|.

b) Ta có -12,7  và -7,12 là các số âm, số -12,7 có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số bé hơn nên -12,7 là số bé hơn.

Vậy  -12,7 < -7,12.

Bài 2.31 trang 39 Toán lớp 7: Cho hai số thực a = 2,1 và b = -5,2.

a) Em có nhận xét gì về hai tích a.b và -|a|.|b|?

b) Ta có cách nhân hai số khác dấu như sau: Muốn nhân hai số khác dấu ta nhân các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

Em hãy áp dụng quy tắc trên để tính (-2,5).3

Phương pháp giải:

a) Tính tích a.b

Tính |a|; |b|

b) Sử dụng nhận xét trên

Lời giải:

a) Ta có: a.b = 2,1. (-5,2) = -10,92

|a|=2,1;|b|=5,2|a|.|b|=2,1.5,2=10,92

Nhận xét: a.b = -|a|.|b|

b) Ta có: -2,5 và 3 là số trái dấu và |-2,5| = 2,5; |3| = 3 nên (-2,5).3 = -(2,5.3) = -7,5

Lý thuyết Chương 2: Số thực

1. Số thập phân vô hạn tuần hoàn

• Số thập phân vô hạn tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số có phần thập phân lặp lại (lặp lại giá trị của nó ở các khoảng đều đặn) và phần lặp lại vô hạn không phải là số không.

• Chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn là phần được lặp lại vô hạn lần.

• Số thập phân hữu hạn là số thập phân như 0,34; 1,2; 6,7; …

Ví dụ:

+ Khi chia 7 cho 3 được thương là 2,333…, chữ số 3 được lặp lại mãi. Nên 73=2,333...=2,3 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 3.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Phân số 1911=1,727272...=1,72 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 72.

+ Phân số 1009900=1,12111...=1,211 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì là 1.

Chú ý:

• Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ:  Số 125=2,4;  115=0,0666...=0,0(6).

2. Làm tròn số thập phân căn cứ vào độ chính xác cho trước

Khi làm tròn số đến một hàng nào đó, kết quả làm tròn có độ chính xác bằng một nửa đơn vị hàng làm tròn.

Ví dụ:

+ Làm tròn a = 37,222… đến hàng đơn vị thì được kết quả là 37. Ta viết 37,222…  37. Ta cũng nói rằng 37 là kết quả làm tròn của a = 37,222… với độ chính xác là 0,5.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Làm tròn số 17,213… đến hàng phần mười ta được kết quả 17,213…  17,2 với độ chính xác là 0,05.

+ Để làm tròn số 129,18 với độ chính xác là 5, ta làm tròn đến hàng chục. Ta được 129,18  130.

Chú ý:

• Muốn làm tròn số thập phân với độ chính xác cho trước, ta có thể xác định hàng làm tròn thích hợp bằng cách sử dụng bảng dưới đây.

Hàng làm tròn

Độ chính xác

Trăm

50

Chục

5

Đơn vị

0,5

Phần mười

0,05

Phần trăm

0,005

Đọc thêm

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn. Ví dụ:

310=32.5=0,3

• Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Ví dụ:

114=12.7=0,0714285714285...

• Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ. Ví dụ:

0,1=190,01=1990,21=21990,9=1

3. Số vô tỉ

• Số thập phân không phải số thập phân hữu hạn cũng không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn được gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

• Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là 𝕀.

Ví dụ:

+ Tỉ số giữa chu vi và đường kính của một đường tròn luôn là số π (đọc là pi) và bằng 3,14159265358… đây là số vô tỉ.

Chú ý:

• Ta làm tròn số thập phân vô hạn như làm tròn số thập phân hữu hạn.

Ví dụ: Chẳng hạn ta làm tròn số 0,215679012… đến chữ số thập phân thứ ba.

Ta thấy chữ số thập phân thứ 4 là 6 > 5 nên làm tròn số 0,215679012… đến chữ số thập phân thứ ba ta được kết quả là 0,216.

4. Căn bậc hai số học

• Căn bậc hai số học của một số a không âm, kí hiệu là a, là số x không âm sao cho x2 = a.

• Theo định nghĩa căn bậc hai số học ta có: a2=a2=a với a  0.

Ví dụ:

+ Hình vuông có diện tích là 2 cm2 thì độ dài cạnh hình vuông gọi là căn bậc hai số học của 2 và bằng 2 cm.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Tính: a) 64;   b) 1592

Hướng dẫn giải

a) Vì 82 = 64 và 8 > 0 nên 64 = 8;

b) Vì 159 > 0 nên 1592 = 159.

5. Tính căn bậc hai số học bằng máy tính cầm tay

• Căn bậc hai số học của một số tự nhiên không chính phương luôn là một số vô tỉ.

 Cách tính căn bậc hai số học của một số a không âm bằng máy tính cầm tay

      Phép tính: a

      Ấn các phím theo thứ tự: (a là một số không âm bất kì trên bàn phím máy tính)

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ví dụ:

+ Muốn tính căn bậc hai số học của 2, ta có phép tính là 2 và ấn máy tính như sau:

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ta được kết quả hiển thị trên màn hình là: 1,414213562

Đây là kết quả đã được làm tròn đến số thập phân số 9

Nên ta có: 2  1,414213562.

Chú ý:

• Màn hình máy tính cầm tay chỉ hiển thị được một số hữu hạn chữ số nên các kết quả là số thập phân vô hạn (tuần hoàn hay không tuần hoàn) đều được làm tròn.

6. Khái niệm số thực và trục số thực

• Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

Tập hợp số thực được kí hiệu là .

Ví dụ:

+ Số 0,6=35 là một số hữu tỉ nên cũng là một số thực.

+ Số 2=21 là một số hữu tỉ nên cũng là một số thực.

+ Số 2=1,4142... là một số vô tỉ nên cũng là một số thực.

Chú ý:

• Cũng như số hữu tỉ, mỗi số thực a đều có một số đối kí hiệu là – a.

Ví dụ: Số đối của 2 là 2;  số đối của 35 là 35.

• Mỗi số thực đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số. Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

• Vì mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực nên các số thực lấp đầy trục số. Người ta cũng gọi trục số là trục số thực.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

• Trong tập hợp số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức 2+94+254 ta làm như sau:

2+94+254

=2+2+9454                    (Tính chất giao hoán)

=2+2+9454             (Tính chất kết hợp)

=0+44                                         (Tổng hai số đối nhau luôn bằng 0)

=0+1=1                                     (Cộng với số 0)

7. Thứ tự trong tập hợp các số thực

• Các số thực đều được viết dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn). Vì thế có thể so sánh hai số thực bằng cách viết dưới dạng số thập phân.

• Cũng như các số hữu tỉ, ta có

  Với hai số thực a và b bất kì ta luôn có a = b hoặc a < b hoặc a > b.

  Cho ba số thực a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

• Trên trục số thực, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b. Các điểm nằm trước gốc O biểu diễn các số âm, các điểm nằm sau gốc O biểu diễn các số dương.

 • x là số âm, ta viết: x < 0; x là số dương, ta viết: x > 0.

Ví dụ:

+ So sánh 2 và ­– 1,5 ta làm như sau: 2=1,4142...<1,5 nên 2>1,5.

+ So sánh 3 và 5 ta làm như sau: Vì 3>0 và 5<0 nên 3>5.

+ Ta có 1<3<2 nên điểm biểu diễn của 3 trên trục số nằm giữa hai điểm A và B.

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

• Nếu 0 < a < b thì a<b.

Ví dụ: 0 < 3 < 5 thì 3<5.

8. Giá trị tuyệt đối của một số thực

• Với số thực a tùy ý, ta có khoảng cách từ điểm a trên trục số đến gốc O là giá trị tuyệt đối của số a, kí hiệu là a.

 Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

• Giá trị tuyệt đối của 0 là 0.

• Giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó.

• Giá trị tuyệt đối của một số âm là số đối của nó.

a=a  khi  a>0a  khi  a<00  khi  a=0

Ví dụ:

+ Số 1 và –1 là hai số đối nhau và có cùng giá trị tuyệt đối là 1

Ôn tập chương 2 (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

1=1=1

+ Số 34>0 nên 34=34

+ Số 3<0 nên 3=3=3

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 37

Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết

Luyện tập chung trang 50

Đánh giá

0

0 đánh giá