Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7.
Trắc nghiệm Toán 7 Chương 10: Một số hình khối trong thực tiễn
Câu 1. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều và có chiều cao bằng 2 cm, tam giác ABB’ vuông cân tại B. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ.
A. 15 cm2;
B. 6 cm2;
C. 12 cm2;
D. 16 cm2.
Đáp án đúng là: C
Tam giác vuông cân ABB’ tại B nên AB = BB' = 2 cm.
Vì tam giác ABC đều nên chu vi bằng 3AB = 3.2 = 6 cm.
Diện tích xung quanh bằng: 6.2 = 12 (cm2).
Câu 2. Một lăng trụ đứng, đáy là tam giác thì lăng trụ đó có:
A. 6 mặt, 5 cạnh, 9 đỉnh;
B. 6 mặt, 9 cạnh, 5 đỉnh;
C. 5 mặt, 6 cạnh, 9 đỉnh;
D. 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.
Đáp án đúng là: D
Một lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.
Câu 3. Một lăng trụ đứng, đáy là tứ giác thì lăng trụ đó có:
A. 6 mặt, 8 cạnh, 12 đỉnh;
B. 8 mặt, 12 cạnh, 6 đỉnh;
C. 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh;
D. 12 mặt, 8 cạnh, 6 đỉnh.
Đáp án đúng là: C
Một lăng trụ đứng tứ giác có: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Câu 4. Có bao nhiêu đoạn thẳng mà hai đầu mút là hai đỉnh của một khối lập phương cho trước.
A. 12;
B. 15;
C. 24;
D. 28.
Đáp án đúng là: D
Có 28 đoạn thẳng mà hai đầu mút là hai đỉnh của một khối lập phương cho trước. Bao gồm:
4 cạnh bên
8 cạnh đáy
4 đường chéo của lăng trụ
12 đường chéo của các mặt.
Câu 5. Tính thể tích của hình lăng trụ đứng có chiều cao 20 cm, đáy là một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 8 cm và 10 cm:
A. 800 cm3;
B. 400 cm3;
C. 600 cm3;
D. 500 cm3.
Đáp án đúng là: A
Vì đáy là tam giác vuông nên diện tích đáy là: (cm2)
Thể tích lăng trụ đứng là V = S.h = 40.20 = 800 cm3.
Câu 6. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác) là:
A. Các hình bình hành;
B. Các hình thang cân;
C. Các hình chữ nhật;
D. Các hình vuông.
Đáp án đúng là: C
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác) là các hình chữ nhật.
Câu 7. Câu nào không đúng về các cạnh bên của hình lăng trụ đứng
A. Song song với nhau;
B. Bằng nhau;
C. Vuông góc với hai đáy;
D. Vuông góc với nhau.
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là những hình chữ nhật, các cạnh bên vuông góc với đáy nên chúng song song và bằng nhau.
Chỉ có đáp án D sai.
Câu 8. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Các đỉnh là A, B, C, D, M, N, P, Q;
B. AD, AB là các cạnh bên;
C. Hình chữ nhật A’B’C’D’ là mặt đáy;
D. DD’ là cạnh đáy.
Đáp án đúng là: C
+ Các đỉnh của hình hộp chữ nhật đã cho là A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.
+ Các cạnh bên là AA’, BB’, CC’, DD’.
+ Hình chữ nhật A’B’C’D’ là mặt đáy của hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’.
Do đó, đáp án đúng là đáp án C.
Câu 9. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. A’B’ = BB’;
B. A’A = A’C’;
C. AB = D’C’;
D. C’C = A’A.
Đáp án đúng là: B
A’A là cạnh bên của hình lập phương, A’C’ đường chéo mặt đáy của hình lập phương
A’A = A’D’ ≠ A’C’.
Câu 10. Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quang bằng tổng diện tích hai đáy, chiều cao bằng 6 cm. Một kích thước của đáy bằng 10 cm, tính kích thước còn lại.
A. 15 cm;
B. 20 cm;
C. 25 cm;
D. 10 cm.
Đáp án đúng là: A
Giả sử hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Đặt AD = x.
Diện tích xung quanh bằng: 2.(10 + x).6 (cm2)
Tổng diện tích hai đáy bằng: 2.10x (cm2)
Ta có: 2.(10 + x).6 = 2.10x
Hay 60 + 6x = 10x
Suy ra: x = 15.
Kích thước còn lại của đáy bằng 15 cm.
Câu 11. Cho lăng trụ đứng có kích thước như hình vẽ.
Biết thể tích hình lăng trụ bằng 36 cm3, độ dài cạnh AC là:
A. 5 cm;
B. 3 cm;
C. 6 cm;
D. 4 cm.
Đáp án đúng là: B
Diện tích tam giác ABC là: S = 36 : 6 = 6 (cm2).
Độ dài cạnh AC là: (cm).
Câu 12. Cho một hình lăng trụ đứng có diện tích đáy là S, chiều cao là h. Hỏi công thức tính thể tích hình lăn trụ đứng là gì ?
A. S.h;
B. 0,5S.h;
C. 2S.h;
D. S + h.
Đáp án đúng là: A
Công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng có diện tích đáy là S, chiều cao là h là: V = S.h.
Câu 13. Tính thể tích của hình lăng trụ đứng sau:
A. 16 cm3;
B. 20 cm3;
C. 26 cm3;
D. 22 cm3.
Đáp án đúng là: C
Hình lăng trụ đứng đã cho được tạo thành từ 2 hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước là 3 cm, 1 cm, 2 cm; hình hộp chữ nhật thứ hai có kích thước là 2 cm; 5 cm; 2cm.
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là: V1 = 3.1.2 = 6 cm3.
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là: V2 = 2.5.2 = 20 cm3.
Thể tích hình lăng trụ đứng là: V = V1 + V2 = 6 + 20 = 26 cm3.
Câu 14. Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật có các kích thước 3 cm, 8 cm. Chiều cao của hình lăng trụ đứng là 2 cm. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng đó lần lượt là:
A. 48 cm2, 46 cm3;
B. 48 cm2, 44 cm3;
C. 46 cm2, 48 cm3;
D. 44 cm2, 48 cm3.
Đáp án đúng là: D
Diện tích xung quanh Sxq = 2. (8 + 3).2 = 44 cm2.
Thể tích của hình lăng trụ đứng là: V = 8.3.2 = 48 cm3.
Câu 15. Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 6 dm và 8 dm, chiều cao là 10 cm. Thể tích của hình lăng trụ đó là:
A. 240 dm3;
B. 24 dm3;
C. 24 cm3;
D. 240 cm3.
Đáp án đúng là: B
Diện tích đáy là: (dm2)
Đổi 10 cm = 1 dm
Thể tích của lăng trụ là: V = S . h = 24 . 1 = 24 (dm3).
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chương 6: Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Trắc nghiệm Chương 7: Biểu thức đại số và đa thức một biến