Sách bài tập Toán 7 Bài 17 (Kết nối tri thức): Thu thập và phân loại dữ liệu

5.4 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Giải Toán 7 trang 76 Tập 1

Bài 5.1 trang 76 Toán 7 Tập 1: Hãy cho biết mỗi dữ liệu sau đây thuộc loại nào?

a) Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời;

b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ;

c) Họ và tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố;

d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp.

Lời giải:

a) Tên của các hành tinh trong hệ Mặt Trời thuộc loại dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

b) Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp của đề thi học kì với các lựa chọn từ Rất khó đến Rất dễ thuộc loại dữ liệu không là số nhưng có thể sắp thứ tự.

c) Họ và tên của các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kì thi học sinh giỏi cấp thành phố thuộc loại dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

d) Số năm học ngoại ngữ của các bạn trong lớp là số liệu (dữ liệu là số).

Bài 5.2 trang 76 Toán 7 Tập 1: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu (Quan sát, Làm thí nghiệm, Lập bảng hỏi, Phỏng vấn) trong mỗi trường hợp sau:

a) Muốn biết cường độ dòng điện của một số đoạn mạch nối tiếp;

b) Muốn thống kê thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của các bạn trong lớp;

c) Muốn biết tỉ lệ học sinh nhặt rác bỏ vào thùng khi nhìn thấy rác trên sân trường.

Lời giải:

 a) Muốn biết cường độ dòng điện của một số đoạn mạch nối tiếp, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Làm thí nghiệm.

b) Muốn thống kê thời gian tự học ở nhà mỗi ngày của các bạn trong lớp, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Lập bảng hỏi hoặc Phỏng vấn.

c) Muốn biết tỉ lệ học sinh nhặt rác bỏ vào thùng khi nhìn thấy rác trên sân trường, ta cần thu thập dữ liệu bằng phương pháp Quan sát.

Bài 5.3 trang 76 Toán 7 Tập 1: Hãy viết câu hỏi để khảo sát về mức độ thường xuyên tập thể dục buổi sáng của các bạn trong lớp. 

Lời giải:

Ta có thể đặt câu hỏi và thiết kế bảng hỏi như sau:

Bạn có thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng không?

Tích ü vào phương án bạn lựa chọn:

  Rất thường xuyên (6 hoặc 7 buổi sáng trong tuần)

  Thường xuyên (4 hoặc 5 buổi sáng trong tuần)

  Không thường xuyên (2 hoặc 3 buổi sáng trong tuần)

  Hiếm khi hoặc Không bao giờ (0 hoặc 1 buổi sáng trong tuần)

Bài 5.4 trang 76 Toán 7 Tập 1: Bình muốn biết về thói quen đọc sách ở thư viện của các bạn trong lớp nên đã phát phiếu hỏi sau cho các bạn.

Sách bài tập Toán 7 Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em hãy cho biết dữ liệu Bình thu được ở mỗi câu hỏi thuộc loại nào?

Lời giải:

+ Ở câu hỏi 1, dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.

+ Ở câu hỏi 2, dữ liệu là số (số liệu).

Giải Toán 7 trang 77 Tập 1

Bài 5.5 trang 77 Toán 7 Tập 1: Hãy phỏng vấn các bạn trong tổ để biết các bạn tự đánh giá thế nào về ý thức tự giác của mình trong việc làm bài tập ở nhà với các mức độ từ Rất tự giác đến Không tự giác. Lập bảng thống kê cho dãy dữ liệu thu được. Dãy dữ liệu này thuộc loại nào?

Lời giải:

Các mức độ: Rất tự giác, Tự giác, Không tự giác.

Tùy thuộc vào câu trả lời của các bạn trong tổ, mỗi bạn sẽ có một bảng thống kê khác nhau, chẳng hạn ta có bảng thống kê sau:

Tên

Mức độ tự đánh giá

An

Tự giác

Bảo

Rất tự giác

Hùng

Không tự giác

Trinh

Rất tự giác

Yến

Không tự giác

Dãy dữ liệu có dạng: Tự giác, Rất tự giác, Không tự giác, Rất tự giác, Không tự giác. Đây là dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự.

Bài 5.6 trang 77 Toán 7 Tập 1Để ước lượng chiều cao trung bình của học sinh khối 7, một nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên từ mỗi lớp ra 10 học sinh và đo chiều cao. Số liệu thu được có đảm bảo tính đại diện không?

Lời giải:

Số liệu thu được đảm bảo tính đại diện vì các bạn học sinh được chọn ra ngẫu nhiên.

Bài 5.7 trang 77 Toán 7 Tập 1Để xác định xem loại bánh nào được ưa thích, một cửa hàng bán bánh đã đánh số khách hàng và xác định loại bánh mà các vị khách thứ 5; 10; 15; ...; 500 đã mua khi đến cửa hàng. Trong số 100 người này, có 35 người mua bánh kem. Cửa hàng đã kết luận rằng có khoảng 35% khách hàng mua bánh kem. Kết luận này có hợp lí không?

Lời giải:

Kết luận này là hợp lí vì 100 hành khách được chọn ở các vị khách thứ 5; 10; 15; ...; 500 sẽ mua ngẫu nhiên các loại bánh khác nhau, do đó việc lựa chọn ở đây là ngẫu nhiên. Vậy 100 người khách này có tính đại diện cho toàn bộ khách hàng mua bánh ở cửa hàng. Do đó, kết luận của của hàng đưa ra là hợp lí.

Bài 5.8 trang 77 Toán 7 Tập 1Để xác định xem người dân thường thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi, một nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 200 phụ nữ thấy có 162 người nói rằng họ thích đi mua sắm. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa phần người dân thích đi mua sắm trong thời gian rảnh rỗi. Kết luận này có hợp lí không? Vì sao?

Lời giải:

Kết luận này là không hợp lí, vì đây là kết luận cho người dân nhưng khi thu thập dữ liệu chỉ phỏng vấn nữ, nam không được phỏng vấn, do đó dữ liệu thu được chưa đảm bảo tính đại diện.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 4

Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn

Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng

Ôn tập chương 5

Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu

1. Thu thập và phân loại dữ liệu

• Dữ liệu được phân loại theo sơ đồ sau:

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu (ảnh 1)

• Dữ liệu là số còn gọi là dữ liệu định lượng.

Ví dụ: Cân nặng (đơn vị ki-lô-gam) của các thành viên trong gia đình: 72; 43; 47; 51.

• Dữ liệu không là số còn gọi là dữ liệu định tính.

Ví dụ: Vật nuôi yêu thích của các bạn tổ 1: chó, mèo, gà, chuột, chim.

Chú ý:

• Dữ liệu không là số có thể phân thành hai loại:

+ Loại không thể sắp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về tên các nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, …).

+ Loại có thể sắp xếp thứ tự (chẳng hạn dữ liệu về xếp loại học lực của học sinh: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém).

2. Tính đại diện của dữ liệu

• Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.

Ví dụ:

+ Muốn tìm hiểu về mức độ thường xuyên lên thư viện của các bạn học sinh trong trường. Khi đó đối tượng quan tâm là toàn thể học sinh thì không thể chỉ lấy ý kiến của các bạn lên thư viện trường trong một tuần, … mà phải lấy ý kiến của các học sinh ở các lớp được chọn một cách ngẫu nhiên.

Lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu (ảnh 2)

Đánh giá

0

0 đánh giá