Crom (VI) oxit CrO3: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

815

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Crom (VI) oxit CrO3 bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Crom, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Crom (VI) oxit CrO3: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Crom (VI) oxit là hợp chất tạo bởi crom có hóa trị 6 và oxi. Có công thức hóa học tương ứng là CrO3.

- Công thức phân tử: CrO3

II. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm, tan được trong nước.

- Nhận biết: Tan được trong dung dịch NaOH, cho dung dịch màu vàng

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

III. Tính chất hóa học

- Mang tính chất hóa học của oxit axit

- Có tính oxi hóa mạnh

1. Tính chất của oxit axit:

Tác dụng với nước

CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)

Tác dụng với dung dịch bazo

2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O

2. Tính oxi hoá mạnh:

- Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3

3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3

- Là chất kém bền

4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2

IV. Điều chế

- Cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa Kali đicromat hoặc Kali cromat.

K2Cr2O7 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O

V. Ứng dụng

- Crom (VI) oxit được sử dụng trong mạ crom. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ.

- Crom (VI) oxit phản ứng với cadimi, kẽm và kim loại khác để thụ động hóa crom giúp chống lại sự ăn mòn.

- Crom (VI) oxit cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp.

- Crom (VI) oxit là giải pháp cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anot lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ.

Đánh giá

0

0 đánh giá