Chì (Pb): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

2.5 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Chì (Pb) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của chì, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Chì (Pb): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Chì (Pb) là gì? 

- Chì là một kim loại phổ biến, từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng và dễ uốn cũng như dễ nung chảy.

- Kí hiệu: Pb

- Cấu hình electron: [Xe] 4f145d106s26p2

- Số hiệu nguyên tử: 82

- Khối lượng nguyên tử: 207 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 82

   + Nhóm: IVA

   + Chu kì: 6

- Đồng vị: 202Pb, 204Pb, 207Pb

- Độ âm điện: 12,33.

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Chì (Pb)

1. Tính chất vật lí:

   - Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉn nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác.

   - Chì là kim loại nặng, có khối lượng riêng là 11,34 g/cm3, nóng chảy ở 327,40C và sôi ở 17450C.

2. Nhận biết

   - Sử dụng dung dịch kiềm đặc, thấy chì tan dần, sủi bọt khí không màu

Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2

III. Tính chất hóa học của Chì (Pb)

Chì có tính khử yếu. Pb → Pb2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

Pb + F2 → PbF2

Pb + O2 → PbO

b. Tác dụng với axit

- Chì không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng do các muối chì không tan bao bọc bên ngoài kim loại.

- Chì tan nhanh trong dung dịch H2SO4 đặc nóng

Pb + 3H2SO4 → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O.

- Chì dễ dàng tan trong dung dịch HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.

3Pb + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

c. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Chì cũng tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.

Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2

IV. Trạng thái tự nhiên của Chì (Pb)

- Chì kim loại có tồn tại trong tự nhiên nhưng ít gặp.

- Khoáng chì chủ yếu là galena (PbS), trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng. Các dạng khoáng chứa chì khác như cerussite (PbCO3) và anglesite (PbSO4).

V. Điều chế Chì (Pb)

   - Các quặng sulfua của chì được đốt cháy chủ yếu tạo ra chì oxit và một hỗn hợp sulfat và silicat của chì và các kim loại khác có trong quặng.

   - Chì oxit tách ra từ quá trình đốt cháy được khử trong lò cao bằng than cốc

PbO + CO → Pb + CO2

VI. Ứng dụng Chì (Pb)

   - Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.

   - Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn.

   - Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ và vàng.

   - Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân.

   - Chì thường được sử dụng trong nhựa PVC.

VII. Các hợp chất quan trọng của Chì

Chì (II) oxit: PbO

Chì (II) hiđroxit: Pb(OH)2

Chì 2 Clorua PbCl2

Chì 2 Nitrat Pb(NO3)2

Chì 2 Sunfat PbS04

VIII. Bài tập liên quan về Chì (Pb)

Bài 1: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.

B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.

C. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.

D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.

Lời giải:

Đáp án: D

Sn có tính khử lớn hơn Pb nên chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.

Bài 2: Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong dung dịch nào sau đây?

A. Zn(NO3)2 .    B. Sn(NO3)2 .

C. Pb(NO3)2 .    D. Hg(NO3)2 .

Lời giải:

Đáp án: D

Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong Hg(NO3)2:

Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg

Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg

Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg

Bài 3: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình nào sau dây?

A. Fe bị ăn mòn điện hóa.     B. Sn bị ăn mòn điện hóa.

C. Sn bị ăn mòn hóa học .    D. Fe bị ăn mòn hóa học .

Lời giải:

Đáp án: A

Do Fe có tính khử lớn hơn Sn, lại có đủ điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa nên Fe sẽ bị ăn mòn điện hóa.

Bài 4: Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ, ở anot xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Khử ion kẽm.     B. Khử nước.

C. Oxi hóa nước.     D. Oxi hóa kẽm.

Lời giải:

Đáp án: C

Điện phân ZnSO4

- Anot: oxi hóa nước: 2H2O → 4H+ + O2 +4e

- Catot: khử Zn2+: Zn2+ + 2e → Zn

Bài 5: Thiếc được điều chế tốt nhất bằng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp thủy luyện.

B. Phương pháp nhiệt luyện.

C. Phương pháp điện phân nóng chảy.

D. Phương pháp điện phân dung dịch.

Lời giải:

Đáp án: B

Thiếc là kim loại trung bình nên phương pháp điều chế tốt nhất là phương pháp nhiệt luyện.

Bài 6: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào sau đây?

A. Cu.     B. Pb.

C. Zn.    D. Sn.

Lời giải:

Đáp án: C

Để chống ăn mòn, người ta dùng một kim loại có tính khử lớn hơn Fe, thường là Zn, ghép vào vỏ tàu biển bằng thép để bảo vệ vỏ tàu, như thế Zn sẽ bị ăn mòn điện hóa trước.

Bài 7: Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 19,81%.    B. 29,72%.

C. 39,63%.     D. 59,44%.

Lời giải:

Đáp án: C

Cho X tác dụng với KOH loãng, nóng chỉ có Zn phản ứng

Zn (0,15) + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 (0,15 mol)

→ nCu = 0,25 – 0,15 = 0,1 mol.

30 Bài tập về Niken (Ni), Kẽm (Zn), Thiếc (Sn), Chì (Pb) cực hay, có lời giải chi tiết

Bài 8: Có thể nhận biết khí H2S bằng dung dịch nào sau đây?

A. Pb(NO3)2.    B. NaOH.

C. NaNO3.   C. NaHS.

Lời giải:

Đáp án: A

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ đen + 2HNO3.

Đánh giá

0

0 đánh giá