Thiếc (Sn): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.5 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Thiếc (Sn) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Thiếc,  giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Thiếc (Sn): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Thiếc (Sn) là gì? 

- Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi một thanh thiếc bị bẻ cong, âm thanh nứt vỡ có thể nghe được do sóng tinh của các tinh thể.

- Kí hiệu: Sn

- Cấu hình electron: [Kr]4d105s25p2

- Số hiệu nguyên tử: 50

- Khối lượng nguyên tử: 199 g/mol.

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 50

   + Nhóm: IVA

   + Chu kì: 5

- Đồng vị: Thường 118Sn, 120Sn.

- Độ âm điện: 1,96

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Thiếc (Sn)

1. Tính chất vật lí

   - Thiếc tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám, hai dạng này có thể biến đổi qua lại lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ.

   - Ở điều kiện thường, thiếc là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn, D = 7,92 g/cm3.

2. Nhận biết

   - Sử dụng dung dịch kiềm đặc, có khí không màu thoát ra

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2

III. Tính chất hóa học của Thiếc (Sn)

   - Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken. Phụ thuộc vào chất oxi hóa mà thiếc có thể thể hiện số oxi hóa +2 hay +4.

Sn → Sn2+ + 2e

Sn → Sn4+ + 4e

a. Tác dụng với phi kim

   - Tác dụng với oxi:Tính chất hóa học của Thiếc (Sn) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   - Tác dụng với halogen.

b. Tác dụng với axit

   + Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng

Sn + H2SO4 → SnSO4 + H2

   + Tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc

Sn + 2H2SO4(đặc) → SnO2 + 2SO2 + 2H2O.

Sn + 4HNO3 (đặc) → SnO2 + 4NO2 + 2H2O.

4Sn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O.

c. Tác dụng với dung dịch kiềm đặc

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2

Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O → Na2 [Sn(OH)6] + 2H2 .

IV. Trạng thái tự nhiên của Thiếc (Sn)

- Trong tự nhiên, thiếc có trữ lượng khoảng 6.10-4% trong vỏ trái đất, khoáng vật chính là caxiterit: SnO2.

V. Điều chế Thiếc (Sn)

- Thiếc được sản xuất từ việc khử quặng thiếc với cacbon trong lò lửa quặt.

SnO2 + 2C → Sn + 2CO

VI. Ứng dụng Thiếc (Sn)

   - Thiếc được dùng để tráng lên về mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại Thiếc dùng chế tạo hợp kim.

   - Lá thiếc mỏng dùng trong tụ điện, hợp kim thiếc – chì dùng để hàn.

   - SnO2 dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh làm mờ.

VII. Các hợp chất quan trọng của Sn

Thiếc (II) clorua: SnCl2

Thiếc đioxit: SnO2

VIII. Bài tập liên quan về Thiếc (Sn)

Ví dụ 1: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn ;                                   B. Pb, Sn, Ni, Zn ;

C. Ni, Sn, Zn, Pb ;                                   D. Ni, Zn, Pb, Sn .

Lời giải chi tiết

Đáp án B.

Ví dụ 2: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?

A. Zn ;                                B. Ni ;

C. Sn ;                                D. Cr.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

 

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá