Crom (II) oxit (CrO): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

505

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Crom (II) oxit (CrO) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Crom, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Crom (II) oxit (CrO): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Crom (II) oxit hoặc là một hợp chất vô cơ gồm có crom và oxi. Đó là bột màu đen kết tinh trong cấu trúc muối đá.

- Công thức phân tử: CrO.

- Công thức cấu tạo: Cr = O.

II. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: CrO là chất rắn có màu đen và không tan trong nước. CrO gây tác hại khá nghiệm trọng đối với sức khỏe con người, cần di chuyển bệnh nhân khỏi vùng phơi nhiễm.

- Nhận biết: Đem hòa tan vào dung dịch HCl, thấy chất rắn tan dần cho dung dịch có màu xanh.

CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

III. Tính chất hóa học

- Mang tính chất của oxit bazơ.

- Có tính khử.

1. Tính chất của oxit bazơ.

Tác dụng với axit:

CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

CrO + H2SO4 → CrSO4 + H2O

2. Tính khử

Tác dụng với oxi:

4CrO + O2 → 2Cr2O3

Tác dụng với các axit: HNO3 loãng hoặc HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng,

3CrO + 10HNO3 → 3Cr(NO3)3 + NO + 5H2O.

IV. Điều chế

Có thể điều chế CrO bằng cách cho hỗn hợp Cr-Hg vào trong không khí, khi đó:

2Cr + O2 → 2CrO

V. Ứng dụng

- Crom (II) oxit độc nên rất hạn chế về mặt ứng dụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá