Vàng (Au): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

2.7 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Vàng (Au) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của vàng , giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Vàng (Au): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Vàng (Au) là gì? 

- Vàng là nguyên tố kim loại có giá trị đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic.

- Kí hiệu: Au

- Cấu hình electron: [Xe] 4f145d10 6s1

- Số hiệu nguyên tử: 79

- Khối lượng nguyên tử: 197 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 79

+ Nhóm: IB

+ Chu kì: 6

- Đồng vị: 195Au, 196Au, 197Au, 198Au, 199Au.

- Độ âm điện: 2,5

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Vàng (Au)

1. Tính chất vật lí:

- Vàng là kim loại mềm, màu vàng, dẻo. Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và đồng.

- Vàng có khối lượng riêng là 19,3g/cm3, nóng chảy ở 10630C.

2. Nhận biết

- Sử dụng hỗn hợp nước cường toan, vàng tan dần

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

III. Tính chất hóa học của Vàng (Au)

- Vàng là kim loại quý có tính khử rất yếu

- Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit, kể cả HNO3 nhưng vàng bị hòa tan trong một số trường hợp sau:

Nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc).

Au + HNO3 (đặc) + 4HCl (đặc) → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Dung dịch muối xianua của kim loại kiềm, như NaCN, tạo thành ion phức [Au(CN)2]-.

4Au + 8NaCN (đặc) + O2 + H2O → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH

Thủy ngân, vì tạo thành hỗn hốn với Au (chất rắn, màu trắng). đốt nóng hỗn hống, thủy ngân bay hơi còn lại vàng.

IV. Trạng thái tự nhiên của Vàng (Au)

- Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ hay cực nhỏ. Quặng vàng này thường được tìm thấy cùng thạch anh hay các khoáng chất sunfit.

V. Điều chế Vàng (Au)

- Khai thác trực tiếp từ các mỏ quặng.

VI. Ứng dụng của Vàng (Au)

- Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác.

- Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước.

VII. Các hợp chất quan trọng của Vàng

Vàng 3 Clorua AuCl3

Vàng 3 Oxit Au2O3

VIII. Bài tập liên quan về Vàng (Au)

Ví dụ 1: Cho phương trình hóa học sau:

Au + HNO3 + HCl → H[AuCl4] + NO + H2O

Tổng hệ số tối giản của phương trình trên:

A. 10    B.11    C. 12    D. 13

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Ví dụ 2: Hòa tan 1,97g vàng trong hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc thu được V lít khí NO ở đktc . Giá trị của V là :

A. 0,112 l    B.0,224 l    C. 0,336 l    D. 0,448 l

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nNO = nAu = 1,97/197 = 0,01 mol ⇒ VNO(đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 l

Ví dụ 3: Những chất nào tác dụng với vàng trong các chất sau đây ?

A. HCl, Cl2, nước cường toan

B. HCN, Br2, KNO3

C. H2SO4, F2, KCN

D. nước cường toan, HCN, Cl2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

2Au + 4HCN → 2H[Au(CN)2] + H2

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

Ví dụ 4: Khi cho vàng tác dụng với NaNO3 . Vai trò của vai tròng của vàng trong phản ứng là :

A. Chất khử    B . Chất oxi hóa

C. Môi trường    D. Cả A,B và C

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Au0 -1e → Au+

Ví dụ 5: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho vàng tác dụng với NaNO3 

A. xúc tác    B. nhiệt độ    C. áp suất    D. Cả A, B, C

Đáp án B

Ví dụ 6: Cho 1,79g vàng tác dụng với NaNO3 thì thu được V lít khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra . Giá trị của V là :

A. 0,112 l    B.0,224 l    C. 0,336 l    D. 0,448 l

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nNO = nAu = 1,97/197 = 0,01 mol ⇒ VNO(đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 l

Đánh giá

0

0 đánh giá