Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Niken (Ni) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Niken, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:
Niken (Ni): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế
- Niken là một kim loại màu trắng bạc, bề mặt bóng láng.
- Kí hiệu: Ni
- Cấu hình electron: [Ar] 3d8 4s2
- Số hiệu nguyên tử: 28
- Khối lượng nguyên tử: 59 g/mol
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 28
+ Nhóm: VIIIB
+ Chu kì: 4
- Đồng vị: 58Ni, 59Ni, 60Ni, 61Ni, 62Ni, 64Ni
- Độ âm điện: 1,91
Tính chất vật lí:
- Niken là kim loại màu trắng bạc, rất cứng, có khối lượng riêng bằng 8,91g/cm3, nóng chảy ở 14550C.
- Niken có tính khử trung bình.
Ni →Ni2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
- Khi đun nóng, Ni phản ứng được một số phi kim (như oxi, clo,...)
b. Tác dụng với axit
- Với axit HCl và H2SO4 loãng giải phóng khí hidro.
Ni + 2HCl (loãng) → NiCl2 + H2 .
- Ni tan dễ dàng trong dung dịch axit HNO3 đặc, nóng.
Ni + 4HNO3(đặc) → Ni(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
- Quặng laterit, thành phần chính của quặng có chứa niken là limonit (Fe,Ni)O(OH) và garnierit (niken silicat ngậm nước (Ni,Mg)3Si2O5(OH). Quặng thứ hai là sunfua magma, thành phần chính là pentlandit (Ni,Fe)9S8.
- Hầu hết niken trên trái đất được cho là tập trung ở lõi Trái Đất.
- Niken có thể tái tạo bằng phương pháp luyện kim. Các quặng chứa oxit hay hiđroxit được tách bằng phương pháp thủy luyện, và quặng giàu sunfua tách bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc thủy luyện. Quặng giàu sunfua được sản xuất bằng cách áp dụng quy trình tuyển quặng.
- Khoảng 65% niken được dùng làm thép không rỉ. 12% còn lại được dùng làm "siêu hợp kim". 23% còn lại được dùng trong luyện thép, pin sạc, chất xúc tác và các hóa chất khác, đúc tiền, sản phẩm đúc, và bảng kim loại.
VIII. Bài tập liên quan về Niken (Ni)
Bài 1: Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần?
A. Au, Ag, Pb, Sn, Ni, Fe, Zn.
B. Au, Ag, Sn, Pb, Fe, Ni, Zn.
C. Au, Ag, Sn, Pb, Ni, Fe, Zn.
D. Au, Ag, Ni, Pb, Sn, Fe, Zn.
Lời giải:
Đáp án: A
• Ta có dãy điện hóa
→ Tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần là Au < Ag < Pb < Sn < Ni < Fe < Zn.
Bài 2: Ni tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. O2, F2, Cl2, H2.
B. O2, Cl2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, dung dịch AgNO3.
C. F2, Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch Fe(NO3)2.
D. S, F2, dung dịch NaCl, dung dịch Pb(NO3)2.
Lời giải:
Đáp án: B
A sai, Ni không tác dụng với H2
C sai, Ni không tác dụng với Fe(NO3)2
D sai, Ni không tác dụng với NaCl
Bài 3: Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?
A. dùng trong ngành luyện kim.
B. mạ lên sắt để chống gỉ cho sắt.
C. dùng làm chất xúc tác.
D. dùng làm dao cắt kính.
Lời giải:
Đáp án: A
Phần lớn niken được dùng để chế tạo hợp kim, Ni có tác dụng làm tăng độ bền, chống ăn mòn và chịu nhiệt độ cao.
→ Ứng dụng quan trọng nhất của Ni là dùng trong ngành luyện kim