Với giải Bài 2 trang 50 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Bài 2 trang 50 Hoá học 11:Các ao, hồ, suối, sông quanh miệng núi lửa thường có môi trường acid. Điển hình là hồ Kawah Ijen, miền Đông đảo Java, Indonesia. Hồ nằm cao hơn mặt nước biển 2 300 m, được cho là “hồ acid” lớn nhất thế giới. Giá trị pH của nước trong hồ dao động từ 0,13 đến 0,50 chủ yếu do sulfuric acid gây nên.
Hãy giải thích nguyên nhân có mặt của sulfuric acid trong hồ.
Lời giải:
Khi núi lửa hoạt động, các hợp chất chứa sulfur sẽ bị oxi hoá tạo ra khí SO2. Sau đó SO2tiếp tục bị oxi hoá tạo ra SO3.
SO3sinh ra tan vào nước hồ, đó chính là nguyên nhân sự có mặt của sulfuric acid trong hồ.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Để nhận biết anion có trong dung dịch K2SO4, không thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Ba(OH)2.
B. BaCl2.
C. Ba(NO3)2.
D. MgCl2.
Đáp án đúng là: D
MgCl2 không tác dụng với K2SO4 do đó không thể dùng MgCl2 để nhận ra ion
Câu 2. Nhóm gồm tất cả các kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Hg, Ag, Cu.
B. Al, Fe, Cr.
C. Ag, Fe, Pt.
D. Al, Cu, Au.
Đáp án đúng là: A
Hg, Ag, Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại nên không tác dụng với H2SO4 loãng; Tuy nhiên Hg, Ag, Cu tác dụng được với H2SO4 đặc.
Câu 3. Cho phản ứng: H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là
A. 6 và 3.
B. 3 và 6.
C. 6 và 6.
D.3 và 3.
Đáp án đúng là: D
6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
Vậy số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là 3 và 3.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: