Trình bày cách sử dụng dung dịch barium hydroxide để phân biệt ba phân đạm có thành phần

503

Với giải Luyện tập 4 trang 50 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Luyện tập 4 trang 50 Hoá học 11: Trình bày cách sử dụng dung dịch barium hydroxide để phân biệt ba phân đạm có thành phần chính lần lượt là NaNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4.

Lời giải:

Đánh số thứ tự từng mẫu phân đạm, trích mỗi loại một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử);

Cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với dung dịch barium hydroxide (Ba(OH)2), đun nóng. Nếu:

+ Không có hiện tượng gì xuất hiện → mẫu thử là NaNO3;

+ Thoát ra khí mùi khai, xốc → mẫu thử là NH4Cl;

2NH4Cl(s) + Ba(OH)2(aq) → BaCl2(aq) + 2NH3(g) + 2H2O(l);

+ Vừa thoát ra khí mùi khai, xốc; vừa có kết tủa xuất hiện → mẫu thử là (NH4)2SO4;

(NH4)2SO4(s) + Ba(OH)2(aq) → BaSO4(s) + 2NH3(g) + 2H2O (l).

Lý thuyết Muối sulfate

1. Một số muối sulfate

- Muối sulfate đa số đều tan trong nước, CaSO4 rất ít tan, BaSO4 không tan trong nước.

- Ứng dụng của một số muối:

+ (NH4)2SO4: dùng làm phân bón cung cấp đạm.

+ MgSO4: Chủ yếu dùng làm phân bón.

+ CaSO4.2H2O (thạch cao tự nhiên); CaSO4.0,5H2O (thạch cao nung): hút nước, sử dụng trong vật liệu xây dựng, đúc tượng …

+ BaSO4: Sơn, mực in, nhựa, lớp phủ, men, …

2. Nhận biết ion SO42- trong dung dịch

Ba2+ + SO42- →  BaSO4

Xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4)

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá