Với giải sách bài tập Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Giải SBT Hóa học 11 trang 22
Bài 7.1 trang 22 SBT Hoá học 11: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Sulfuric acid tan tốt trong nước, quá trình hoà tan toả nhiệt mạnh.
(b) Dung dịch sulfuric acid đặc hoà tan được tất cả các kim loại.
(c) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước và tính oxi hoá mạnh.
(d) Dung dịch sulfuric acid loãng dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên kém bền.
Lời giải:
Đáp án đúng là: (a), (c).
Bài 7.2 trang 23 SBT Hoá học 11: Những đặc điểm nào sau đây về muối sulfate là đúng?
(a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.
(b) Magnesium sulfate được dùng làm thuốc điều trị bệnh liên quan đến hồng cầu, dùng làm chất hút mồ hôi tay cho các vận động viên,…
(c) Calcium sulfate là thành phần chính của các loại thạch cao. Phân tử chất này thường ngậm nước với số lượng các phân tử H2O khác nhau, tạo ra các loại thạch cao có ứng dụng khác nhau.
(d) Barium sulfate là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước. Chất này được dùng tạo màu trắng cho các loại giấy chất lượng cao.
Lời giải:
Đáp án đúng là: (a), (c), (d).
Cột A |
Cột B |
a) Sulfuric acid |
1. Tan tốt trong nước. |
b) Thạch cao |
2. Là chất rắn ở điều kiện thường. |
c) Ammonium sulfate (thành phần chính trong một loại phân đạm) |
3. Dùng để cố định xương bị gãy (bó bột). |
4. Là chất điện li mạnh. |
|
5. Phản ứng dễ dàng với dung dịch base như nước vôi, barium hydroxide. |
|
6. Hòa tan được nhiều kim loại. |
Lời giải:
Đáp án đúng là: a – 1, 4, 5, 6; b – 2, 3; c – 1, 2, 4, 5.
Bài 7.4 trang 23 SBT Hoá học 11: Hình bên là công thức Lewis của H2SO4.
a) Dựa vào công thức Lewis của H2SO4, hãy cho biết số oxi hóa của nguyên tử sulfur trong phân tử.
b) Khi tham gia phản ứng, H2SO4 không thể tạo ra các sản phẩm chứa sulfur có số oxi hóa lớn hơn hoặc bằng 7. Giải thích.
c) Hydrogen iodide có tính khử khá mạnh. Hãy dự đoán khí này có phản ứng với sulfuric acid đặc không. Giải thích.
Lời giải:
a) Do 6 electron hóa trị của S bị lệch về phía các nguyên tử O nên S có số oxi hóa là +6.
b) S chỉ có 6 electron hóa trị nên không thể có số oxi hóa lớn hơn 6.
c) Có do H2SO4 cũng là chất có tính oxi hóa mạnh.
8HI + H2SO4 → H2S + 4I2 + 4H2O
a) Tiếp xúc với lá kim loại hoạt động bị phủ bởi lớp oxide kim loại (chẳng hạn, lá kẽm (zinc) bị phủ bởi lớp zinc oxide).
b) Tiếp xúc vói mẩu đá vôi hay mẩu phấn viết bảng.
c) Tiếp xúc bột baking soda (sodium hydrogencarbonate).
d) Được cho vào nước vôi trong, Ca(OH)2.
Lời giải:
a) Lớp oxide tan dần, sau đó lá kim loại cũng tan và có bọt khí xuất hiện.
H2SO4(aq) + ZnO(s) → ZnSO4(aq) + H2O(l)
H2SO4(aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + H2(g)
b) Mẩu đá vôi tan ra, dung dịch sủi bọt khí, dung dịch sau phản ứng có màu trắng đục, để lâu sẽ lắng thành lóp bột màu trắng.
H2SO4(aq) + CaCO3(s) → CaSO4(s) + CO2(g) + H2O(l)
c) Bột baking soda tan ra, dung dịch sủi bọt khí, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
H2SO4(aq) + 2NaHCO3(s) → Na2SO4(aq) + 2CO2(g) + 2H2O(l)
d) Nước vôi trong bị đục.
H2SO4(aq) + Ca(OH)2(aq) → CaSO4(s) + 2H2O(l)
a) Sulfuric acid đặc phản ứng với carbon trong than:
H2SO4(đặc) + C ⟶ CO2 + SO2 + H2O
b) Sulfur dioxide làm mất màu dung dịch bromine:
SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
c) Sulfur dioxide làm mất màu dung dịch thuốc tím:
SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
d) Sulfuric acid oxi hoá hợp chất Fe(II) thành hợp chất Fe(III):
H2SO4 + FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
e) Phản ứng dùng để xác định nồng độ hợp chất Fe(II) bằng thuốc tím trong môi trường acid:
H2SO4 + FeSO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
g) Phản ứng xác định nồng độ hợp chất Fe(II), dạng ion thu gọn:
H+ + Fe2+ + ⟶ Fe3+ + Mn2+ + H2O
Lời giải:
a) 2H2SO4(đặc) + C ⟶ CO2 + 2SO2 + 2H2O
b) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ⟶ 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
d) 2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
e) 8H2SO4 + 10FeSO4 + 2KMnO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
f) 8H+ + 5Fe2+ + ⟶ 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
a) Hãy tìm hiểu các ứng dụng của mỗi hoá chất trên tại các hộ gia đình.
b) Có thể dùng nước để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.
c) Có thể dùng nước và quỳ tím để phân biệt các mẫu bột mịn của ba chất trên không? Giải thích.
Lời giải:
a) Gợi ý:
- Baking soda: làm bánh,…
- Thạch cao nung: đúc tượng,…
- Phèn chua: làm trong nước, tạo môi trường acid nhẹ.
b) Hoà tan một lượng nhỏ mỗi chất trên vào nước, chất không tan là thạch cao. Để yên dung dịch hai chất hoà tan một thời gian, dung dịch nào xuất hiện chất keo là phèn nhôm kali.
Al3+(aq) + H2O(l) ⇌ Al(OH)2+(aq) + H+(aq)
Al(OH)2+(aq) + H2O(l) ⇌ (aq) + H+(aq)
(aq) + H2O(l) ⇌ Al(OH)3(s) + H+(aq)
c) Dùng nước hoà tan các mẫu bột mịn tạo thành dung dịch, thạch cao nung tan khá ít. Có thể dùng quỳ tím để nhận biết nhanh hơn hai dung dịch còn lại, dung dịch làm quỳ hoá xanh là baking soda, hoá đỏ là phèn nhôm kali. Do dung dịch baking soda có quá trình:
(aq) + H2O(l) ⇌ H2CO3(aq) + OH−(aq)
Và dung dịch phèn nhôm kali tạo môi trường acid như đã nêu ở ý b).
(1) FeS2(s) + O2(g) Fe2O3(s) + SO2(g)
(2) SO2(g) + O2(g) SO3(g) = −196 kJ
(3) H2SO4(aq) + SO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
(4) H2SO4.nSO3(l) + H2O(l) → H2SO4(aq)
a) Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng trên.
b) Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, phản ứng (2) nên được thực hiện ở nhiệt độ cao hay thấp? Trong thực tế, phản ứng trên được thực hiện ở nhiệt độ khá cao (450oC), hãy giải thích điều này.
c) Người ta dùng sulfuric acid đặc H2SO4(aq) hấp thụ SO3(g) trong phản ứng (3), quá trình này được thực hiện trong tháp tiếp xúc. Cách thực hiện nào sau đây sẽ đạt hiệu quả tiếp xúc tốt nhất?
A. Cho SO3(g) lội qua dung dịch H2SO4(aq).
B. SO3(g) được phun vào từ phía trên tháp, H2SO4(aq) được bơm từ dưới lên.
C. SO3(g) được xả vào từ phía dưới tháp, H2SO4(aq) được phun từ trên xuống.
D. SO3(g) lội qua H2SO4(aq) được khuấy liên tục với tốc độ cao.
d) Để xác định công thức của oleum thu được, người ta pha loãng 8,36 gam oleum vào nước thành 1,0 lít dung dịch sulfuric acid, sau đó tiến hành chuẩn độ mỗi 10,0 mL dung dịch acid này bằng dung dịch NaOH 0,10 M. Thể tích NaOH trung bình cần sử dụng để chuẩn độ là 20,01 mL. Hãy xác định công thức của oleum trên.
Lời giải:
a) (1) 4FeS2(s) + 11O2(g) 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
(2) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
(3)H2SO4(aq) + SO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
(4) H2SO4.nSO3(l) + nH2O(l) → (n + 1)H2SO4(aq)
b) Phản ứng (2) toả nhiệt. Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nhiều sản phẩm hơn (chiều thuận), phản ứng nên được thực hiện ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, thực tế phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao nhằm tăng tốc độ phản ứng, tăng hiệu quả tạo thành sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
c) Đáp án đúng là: C
Lợi dụng tác dụng của trọng lực, SO3(g) là chất khí, xả vào từ bên dưới sẽ tự khuếch tán lên trên; H2SO4(aq) là chất lỏng được phun dưới dạng sưong roi từ trên xuống ngược chiều với SO3(g) làm tăng hiệu quả tiếp xúc.
d) H2SO4.nSO3(l) + nH2O(l) → (n + 1)H2SO4(aq)
x (n + 1)x (mol)
Số mol H2SO4 trong dung dịch sau pha loãng là: = (n+1)x
⇒ 0,10 = (n + 1). ⇒ n = 4. Vậy công thức của oleum là H2SO4.4SO3.
CuO(s) CuS(aq) CuSO4.5H2O(s)
a) Từ 1 tấn nguyên liệu chứa 96% copper(II) oxide theo khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) sẽ thu được bao nhiêu kilôgam copper(II) sulfate pentahydrate rắn? Cho hiệu suất của quá trình là 85%.
b) Một ao nuôi thuỷ sản có diện tích bề mặt nước là 2 000 m2, độ sâu trung bình của nước trong ao là 0,7 m đang có hiện tượng phú dưỡng. Để xử lí tảo xanh có trong ao, người dân cho copper(II) sulfate pentahydrate vào ao trong 3 ngày, mỗi ngày một lần, mỗi lần là 0,25 g cho 1 m3 nước trong ao. Hãy cho biết tổng khối lượng (kg) copper(II) sulfate pentahydrate người dân cần sử dụng.
c) Có thể pha chế dung dịch copper(II) sulfate 10–4 M dùng để diệt một số loại vi sinh vật. Tính số mg copper(II) sulfate pentahydrate cần dùng để pha chế thành 1 L dung dịch copper(II) sulfate 10–4 M.
Lời giải:
a) Khối lượng CuO trong 1 tấn nguyên liệu là: 1 000.96% = 960 (kg).
Theo sơ đồ CuO → CuSO4.5H2O
Khối lượng copper(II) sulfate pentahydrate rắn thu được với hiệu suất 100% là:
.250 = 3 000 (kg).
Khối lượng copper(II) sulfate pentahydrate rắn thu được với hiệu suất 85% là:
3 000. 85% = 2 550 (kg).
b) Thể tích nước trong ao là:
2 000.0,7 = 1 400 (m3).
Khối lượng copper(II) sulfate pentahydrate người dân cần sử dụng là:
1 400.0,25.3 = 1 050 (g) = 1,050 kg.
c) = 10–4.1 = 10–4 (mol).
Vậy khối lượng của CuSO4.5H2O là: 10–4.250 = 0,0250 (g) = 25,0 mg.
Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide
Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ
Lý thuyết Sulfuric acid và muối sulfate
I. Sulfuric acid
1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí
- Cấu tạo phân tử:
- Tính chất vật lí:
+ Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
+ Dung dịch sulfuric acid đặc có khả năng hút ẩm.
2. Tính chất hóa học
a, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid loãng
+ Đổi màu quý tím thành đỏ
+ Tác dụng với kim loại hoạt động.
+ Tác dụng với basic oxide và base.
+ Tác dụng với nhiều muối.
b, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid đặc
- Tính oxi hóa mạnh
+ Oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng, platinium), nhiều phi kim như carbon, sulfur, phosphorus… và nhiều hợp chất
VD: H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O
- Tính háo nước
+ Dung dịch sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh nước.
3. Bảo quản và xử lí bỏng sulfuric acid
- Bảo quản: Chai, lọ đựng sulfuric acid phải để ở nơi ít có nguy cơ bị va chạm, xa nguồn nhiệt và các hóa chất khác.
- Xử lí bỏng sulfuric acid: Sơ cứu người bị bỏng bằng cách rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch ít nhất 20 phút trước khi đưa đến cơ sở y tế.
+ Tuyệt đối không chườm đá lạnh, khong xoa vết bỏng bằng các loại kem, gel, dầu …
4. Ứng dụng và sản xuất sulfuric acid
a, Ứng dụng
- Sản xuất phân bón.
- Chất tẩy rửa, phẩm màu, thuốc trừ sâu…
b, Sản xuất sulfuric acid bằng phương pháp tiếp xúc
S(s) + O2(g) → SO2(g)
4FeS2(s) + 11O2(g) → 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)
2SO2 + O2(g) → 2SO3
H2SO4(aq) + nSO3(g) → H2SO4.nSO3(l)
H2SO4.nSO3 (l) + nH2O → (n+1) H2SO4
II. Muối sulfate
1. Một số muối sulfate
- Muối sulfate đa số đều tan trong nước, CaSO4 rất ít tan, BaSO4 không tan trong nước.
- Ứng dụng của một số muối:
+ (NH4)2SO4: dùng làm phân bón cung cấp đạm.
+ MgSO4: Chủ yếu dùng làm phân bón.
+ CaSO4.2H2O (thạch cao tự nhiên); CaSO4.0,5H2O (thạch cao nung): hút nước, sử dụng trong vật liệu xây dựng, đúc tượng …
+ BaSO4: Sơn, mực in, nhựa, lớp phủ, men, …
2. Nhận biết ion SO42- trong dung dịch
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4)