Hai chất phụ gia thực phẩm đều màu trắng là bột thạch cao nung và bột “baking soda” NaHCO3

1.1 K

Với giải Câu hỏi 4 trang 49 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Câu hỏi 4 trang 49 Hoá học 11: Hai chất phụ gia thực phẩm đều màu trắng là bột thạch cao nung và bột “baking soda” NaHCO3. Làm thế nào để phân biệt hai chất phụ gia này?

Lời giải:

Cách 1: Sử dụng phương pháp vật lí:

Ở 20oC, độ tan của CaSO4 là 0,2 g/ 100 g nước; độ tan của NaHCO3 là 7,8 g/ 100 g nước.

Do đó có thể hoà tan lần lượt 5 gam mỗi chất vào từng cốc chứa 100 gam nước. Nếu:

+ Cốc nào chất rắn tan hết là NaHCO3.

+ Cốc nào chất rắn không tan hết là thạch cao nung (CaSO4. 0,5H2O).

Cách 2: Sử dụng phương pháp hoá học:

Trích mẫu thử, sau đó cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với H2SO4.

+ Nếu mẫu thử tan dần, có khí thoát ra là NaHCO3:

2NaHCO3(s) + H2SO4(aq) → Na2SO4(aq) + CO2(g) + 2H2O(l).

+ Nếu không có khí thoát ra là thạch cao nung (CaSO4. 0,5H2O).

Lý thuyết Muối sulfate

1. Một số muối sulfate

- Muối sulfate đa số đều tan trong nước, CaSO4 rất ít tan, BaSO4 không tan trong nước.

- Ứng dụng của một số muối:

+ (NH4)2SO4: dùng làm phân bón cung cấp đạm.

+ MgSO4: Chủ yếu dùng làm phân bón.

+ CaSO4.2H2O (thạch cao tự nhiên); CaSO4.0,5H2O (thạch cao nung): hút nước, sử dụng trong vật liệu xây dựng, đúc tượng …

+ BaSO4: Sơn, mực in, nhựa, lớp phủ, men, …

2. Nhận biết ion SO42- trong dung dịch

Ba2+ + SO42- →  BaSO4

Xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4)

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá