“Nhờ có chất xúc tác nên phản ứng giữa SO2 và O2 ưu tiên chuyển dịch theo chiều thuận

664

Với giải Câu hỏi 3 trang 48 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Câu hỏi 3 trang 48 Hoá học 11: “Nhờ có chất xúc tác nên phản ứng giữa SO2 và O2 ưu tiên chuyển dịch theo chiều thuận”. Phát biểu trên là đúng hay sai? Giải thích.

Lời giải:

Phát biểu trên là sai. Do chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, do đó chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch.

Lý thuyết Sulfuric acid

1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

- Cấu tạo phân tử:

  (ảnh 1)

- Tính chất vật lí:

+ Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.

+ Dung dịch sulfuric acid đặc có khả năng hút ẩm.

2. Tính chất hóa học

a, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid loãng
+ Đổi màu quý tím thành đỏ

+ Tác dụng với kim loại hoạt động.

+ Tác dụng với basic oxide và base.

+ Tác dụng với nhiều muối.

b, Tính chất hóa học của dung dịch sulfuric acid đặc

- Tính oxi hóa mạnh

+ Oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng, platinium), nhiều phi kim như carbon, sulfur, phosphorus… và nhiều hợp chất

VD: H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

2H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O

- Tính háo nước

+ Dung dịch sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh nước.

3. Bảo quản và xử lí bỏng sulfuric acid

- Bảo quản: Chai, lọ đựng sulfuric acid phải để ở nơi ít có nguy cơ bị va chạm, xa nguồn nhiệt và các hóa chất khác.

- Xử lí bỏng sulfuric acid: Sơ cứu người bị bỏng bằng cách rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch ít nhất 20 phút  trước khi đưa đến cơ sở y tế.

+ Tuyệt đối không chườm đá lạnh, khong xoa vết bỏng bằng các loại kem, gel, dầu …

4. Ứng dụng và sản xuất sulfuric acid

a, Ứng dụng

- Sản xuất phân bón.

- Chất tẩy rửa, phẩm màu, thuốc trừ sâu…

b, Sản xuất sulfuric acid bằng phương pháp tiếp xúc

S(s) + O2(g) → SO2(g)

4FeS2(s) + 11O2(g) → 2Fe2O3(s) + 8SO2(g)

2SO2 + O2(g) → 2SO3

H2SO4(aq) + nSO3(g) →  H2SO4.nSO3(l)

H2SO4.nSO3 (l) + nH2O →  (n+1) H2SO4

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá