Sắt Hidroxit (Fe(OH)2): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.6 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Sắt Hidroxit (Fe(OH)2) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Sắt Hidroxit, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Sắt Hidroxit (Fe(OH)2): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Sắt(II)hiđroxit là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe(OH)2.

- Công thức phân tử: Fe(OH)2.

- Công thức cấu tạo: HO-Fe-OH

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Là chất kết tủa màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt không khí.

III. Tính chất hóa học

- Có tính chất của bazo không tan.

- Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

1. Bị nhiệt phân

- Nung Fe(OH)2 trong điều kiện không có không khí

    Fe(OH)2 Tính chất hóa học của Sắt Hidroxit Fe(OH)2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng FeO + H2O

- Nung Fe(OH)2 trong không khí

    4Fe(OH)2 + O2 Tính chất hóa học của Sắt Hidroxit Fe(OH)2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2Fe2O3 + 4H2O

2. Tác dụng với axit

- Với axit không có tính oxi hóa như (HCl, H2SO4)

    Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

3. Tính khử

- Với axit HNO3, H2SO4 đặc

    3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

    2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

- Tác dụng với các chất oxi hóa khác

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

IV. Điều chế

- Cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt (II) trong điều kiện không có không khí.

    Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

    FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.

Đánh giá

0

0 đánh giá