Sắt Cacbonat (FeCO3): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.3 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Sắt Cacbonat (FeCO3) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của sắt, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Sắt Cacbonat (FeCO3): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Sắt (II) cacbonat, là một hợp chất hóa học với công thức FeCO3, xuất hiện ở tự nhiên như khoáng xiđerit. .

- Công thức phân tử: FeCO3.

II. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí

- Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

- Gây độc khi liều gây tử vong có thể xảy ra là từ 0,5 đến 5 g/kg (từ 35 đến 350 g đối với người 70 kg).

Nhận biết: Sử dụng dung dịch HCl, thấy FeCO3 tan dần, thoát ra khí không màu.

    FeCO3 + 2HCl → FeCl2 H2O + CO2

III. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học của muối:

- Tính khử:

1. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với axit mạnh hơn:

    FeCO3 + 2HCl → FeCl2 H2O + CO2

2. Tính khử:

    4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

    FeCO3 + 4HNO3 → 2H2O + NO2 + Fe(NO3)3 +CO2

    2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 + 2CO2

IV. Điều chế

- Sắt (II) cacbonat có thể được điều chế bằng phản ứng giữa hai muối

    FeCl2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaCl

- Sắt (II) cacbonat có thể được điều chế từ các dung dịch của muối sắt (II), như là sắt(II) perchlorat, với natri hidrocarbonat, giải phóng cacbon đioxit

    Fe(ClO4)2 + 2NaHCO3 → FeCO3 + 2NaClO4 + CO2 + H2O

- Sắt (II) cacbonat cũng tạo thành trực tiếp trên các bề mặt thép hoặc sắt tiếp xúc với các dung dịch của cacbon đioxit,

    Fe + CO2 + H2O → FeCO3 + H2

V. Ứng dụng

- Sắt cacbonat đã được sử dụng làm chất bổ sung sắt để điều trị chứng thiếu máu.

Đánh giá

0

0 đánh giá