Pirit Sắt (FeS2): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

1.2 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Pirit Sắt (FeS2) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của sắt, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Pirit Sắt (FeS2): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Pirit sắt là khoáng vật của sắt có công thức là FeS2. Có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới đậm đần. Khi va đập vào thép hay đá lửa, quặng pirit sắt tạo ra các tia lửa.

- Công thức phân tử: FeS2

- Công thức cấu tạo: S-Fe-S.

II. Tính chất vật lí và nhận biết

- Là chất rắn, có ánh kim, có màu vàng đồng.

- Không tan trong nước.

III. Tính chất hóa học

- Mang tính chất hóa học của muối.

- Thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh:

Tác dụng với axit:

    FeS2 + 8HNO3 → 2H2O + 2H2SO4 + 5NO + Fe(NO3)3

    FeS2 + 2HCl → FeCl2 + H2S + S

Tác dụng với oxi:

    4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

IV. Điều chế

- Chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng quặng sắt.

V. Ứng dụng

- Phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ.

- Pyrit được sử dụng ở quy mô thương mại trong sản xuất lưu huỳnh đioxit, có ứng dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất giấy, axít sunfuric, mặc dù vai trò của các ứng dụng này đang bị suy giảm.

Đánh giá

0

0 đánh giá