Hoạt động 1 trang 32 Toán 11 Tập 1 Cánh diều | Giải bài tập Toán lớp 11

324

Với giải Hoạt động 1 trang 32 Toán 11 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

Hoạt động 1 trang 32 Toán 11 Tập 1: Cho hai phương trình (với cùng ẩn x):

x2 ‒ 3x + 2 = 0 (1)

(x – 1)(x – 2) = 0 (2)

a) Tìm tập nghiệm S1 của phương trình (1) và tập nghiệm S2 của phương trình (2).

b) Hai tập S1, S2 có bằng nhau hay không?

Lời giải:

a) Ta có:

x2 ‒ 3x + 2 = 0 (1)

Suy ra x = 1 hoặc x = 2.

Vậy phương trình (1) có tập nghiệm S1 = {1; 2}.

(x – 1)(x – 2) = 0 (2)

Suy ra x = 1 hoặc x = 2.

Vậy phương trình (2) có tập nghiệm S2 = {1; 2}.

b) Hai tập S1, S2 bằng nhau vì cùng là tập {1; 2}.

Lý thuyết Phương trình tương đương

– Định nghĩa:

Hai phương trình (cùng ẩn) được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.

Nếu phương trình f1(x) = g1(x) tương đương với phương trình f2(x) = g2(x) thì ta viết f1(x) = g1(x) ⇔ f2(x) = g2(x).

Chú ý: Khi giải phương tình cần lưu ý tới điều kiện xác định của phương trình (hay gọi tắt là điều kiện của phương trình).

– Định lí sau đây nêu lên một số phép biến đổi tương đương thường sử dụng:

Nếu thực hiện các phép biến đổi sau đây trên một phương trình mà không làm thay đổi điều kiện của nó thì ta được một phương trình mới tương đương.

a) Cộng hay trừ hai vế với cùng một số hoặc cùng một biểu thức.

b) Nhân hoặc chia hai vế với cùng một số khác 0 hoặc với cùng một biểu thức luôn có giá trị khác 0.

Ví dụ 1. Giải phương trình (2x – 1)2 = 3x2 – 7x + 11.

Hướng dẫn giải

Ta có (2x – 1)2 = 3x2 – 7x + 11.

⇔ 4x2 – 4x + 1 = 3x2 – 7x + 11.

⇔ x2 + 3x – 10 = 0.

Phương trình lượng giác cơ bản (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều.

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {–5; 2}.

Đánh giá

0

0 đánh giá