Luyện tập vận dụng 1 trang 106 Toán 7 Tập 1 | Cánh diều Giải toán lớp 7

3 K

Với giải Luyện tập vận dụng 1 trang 106 Toán lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Định lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 4: Định lí

Luyện tập vận dụng 1 trang 106 Toán lớp 7: Viết giả thiết và kết luận của định lí: “ Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong số các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng a, b song song với nhau”.

Phương pháp giải:

- Phần nằm giữa từ “ Nếu” và từ “ thì” là giả thiết

- Phần nằm sau từ “ thì” là kết luận

Lời giải:

- Giả thiết: một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong số các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau

- Kết luận: hai đường thẳng a, b song song với nhau

Lý thuyết Định lý

Khẳng định có các tính chất sau thì được gọi là định lý:

- Là một phát biểu về một tính chất toán học;

- Tính chất toán học đó đã được chứng tỏ là đúng không dựa vào trực giác hay đo đạc,..

Nhận xét:

+ Định lý thường được phát biểu dưới dạng “Nếu … thì …”.

+ Phần nằm giữa từ “Nếu” và từ “thì” là phần giả thiết, phần nằm sau từ “thì” là phần kết luận.

Ví dụ: Định lý: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau”.

Giả thiết: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.

Kết luận: Hai góc so le trong bằng nhau.

Ta có thể vẽ hình minh họa và viết GT, KL của định lý này như sau:

GT

a // b

c cắt a tại A, c cắt b tại B

A3^ và B1^ là hai góc so le trong

KL

A3^ B1^

Xem thêm các bài giải Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi khởi động trang 105 Toán lớp 7: Bạn Ánh vẽ hai đường thẳng a, b cùng vuông góc với đường thẳng c (Hình 48) và khẳng định với bạn Ngân rằng: “Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì hai đường thẳng đó song song với nhau”.

Hoạt động 2 trang 105 Toán lớp 7: Xét khẳng định “Nếu một đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì hai đường thẳng đó song song với nhau", ta thấy: Khẳng định này được phát biểu dưới dạng “ Nếu .. thì..” Trong khẳng định đó, hãy nêu:

Hoạt động 3 trang 105 Toán lớp 7: Cho định lí:...

Luyện tập vận dụng 2 trang 106 Toán lớp 7: Chứng minh định lí: “ Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong số các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng a, b song song với nhau”...

Bài 1 trang 107 Toán lớp 7: Vẽ hình minh họa và viết giả thiết, kết luận cho mỗi định lí sau:

Bài 2 trang 107 Toán lớp 7: Cho định lí: “Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì chúng song song với nhau.”

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 1: Góc ở vị trí đặc biệt

Bài 2: Tia phân giác của một góc

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí

Bài tập cuối chương 4

Đánh giá

0

0 đánh giá