Với giải sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 5 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5
Giải SBT Toán 7 trang 114 Tập 1
Khả năng tự nấu cơm |
Không đạt |
Đạt |
Giỏi |
Xuất sắc |
Số bạn tự đánh giá |
20 |
10 |
6 |
4 |
a) Hãy phân loại dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên tiêu chí định tính và định lượng.
b) Tính sĩ số của lớp.
Lời giải
a) Dữ liệu định tính là dữ liệu được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu, tên gọi,…
Dữ liệu định lượng là dữ liệu được biểu diễn bằng số thực.
Vậy dữ liệu định tính trong bảng thống kê là khả năng tự nấu cơm của các bạn học sinh: không đạt, đạt, giỏi, xuất sắc.
Dữ liệu định lượng trong bảng thống kê là số bạn tự đánh giá: 20, 10, 6, 4.
b) Tổng số bạn học sinh tự đánh giá là:
20 + 10 + 6 + 4 = 40 (bạn).
Vậy sĩ số của lớp 7C là 40 bạn.
Thái độ |
Không thích |
Không quan tâm |
Thích |
Rất thích |
Số bạn nữ |
20 |
10 |
6 |
4 |
Dữ liệu trên có đại diện được cho thái độ đối với môn bóng đá của tất cả học sinh lớp 7C hay không?
Lời giải
Số học sinh đạt điểm giỏi môn Văn trong 4 tháng học kì I của khối lớp 7 |
|
Tháng |
Số học sinh |
9 |
15 |
10 |
24 |
11 |
20 |
12 |
36 |
Lời giải
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu thống kê số học sinh đạt điểm giỏi môn Văn trong 4 tháng học kì I của khối lớp 7, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.
– Trục ngang: Ghi các mốc thời gian (tháng: 9, 10, 11, 12).
– Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.
Ở đây ta có thể chọn khoảng chia là 5.
Bước 2:
– Tại mốc tháng 9 trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng 15 tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục thẳng đứng.
Tương tự như vậy với tại các mốc thời gian còn lại.
– Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.
– Ghi tên cho biểu đồ: Số học sinh đạt điểm giỏi môn Văn trong 4 tháng học kì I của khối lớp 7.
– Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.
– Ghi đơn vị trên hai trục.
Ta có biểu đồ sau:
Giải SBT Toán 7 trang 115 Tập 1
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020)
Lời giải
Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở trên ta thấy:
– Biểu đồ biểu diễn các thông tin về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (triệu tấn).
– Đơn vị thời gian là năm.
– Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm:
+ Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 là 4,6 (triệu tấn).
+ Tương tự như vậy ta đọc được sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam qua các năm còn lại.
Ta có bảng thống kê sau:
Bài 5 trang 115 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ biểu đồ biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê sau:
Tổ |
Số lượng điểm khá, giỏi môn Toán của tổ |
Tỉ lệ phần trăm điểm khá, giỏi của mỗi tổ so với cả lớp |
1 |
28 |
31% |
2 |
34 |
38% |
3 |
28 |
31% |
Tổng |
90 |
100% |
Lời giải
Để vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn dữ liệu như sau:
– Ghi tên biểu đồ: Tỉ lệ phần trăm điểm khá, giỏi môn Toán của mỗi tổ so với cả lớp.
– Ghi chú tên các đối tượng và các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ.
Tổ 1: 31%; Tổ 2: 38%; Tổ 3: 31%.
Ta có biểu đồ như sau:
Lời giải
Quan sát biểu đồ hình quạt tròn ở trên ta thấy:
– Có bốn thành phần của đất tốt cho cây trồng được biểu thị bằng bốn hình quạt có trong hình tròn là: Không khí, Nước, Chất khoáng, Chất mùn.
– Tỉ lệ phần trăm của từng thành phần là:
+ Tỉ lệ phần trăm của Không khí chiếm: 30%;
+ Tỉ lệ phần trăm của Nước chiếm: 30%;
+ Tỉ lệ phần trăm của Chất khoáng chiếm: 35%;
+ Tỉ lệ phần trăm của Chất mùn chiếm: 5%;
Ta có bảng thống kê sau:
Tỉ lệ thành phần của đất tốt cho cây trồng |
||||
Thành phần |
Không khí |
Nước |
Chất khoáng |
Chất mùn |
Tỉ lệ |
30% |
30% |
35% |
5% |
Giải SBT Toán 7 trang 116 Tập 1
Ngày |
Số ổ bánh mì bán được tại căng tin |
Thứ Hai |
20 |
Thứ Ba |
32 |
Thứ Tư |
45 |
Thứ Năm |
36 |
Thứ Sáu |
25 |
Lời giải
Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu thống kê số ổ bánh mì bán được tại căng tin, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.
– Trục ngang: Ghi các mốc thời gian (Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu).
– Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.
Ở đây ta có thể chọn khoảng chia là 5.
Bước 2:
– Tại mốc Thứ Hai trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng 20 tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục thẳng đứng.
Tương tự như vậy với tại các mốc thời gian còn lại.
– Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.
– Ghi tên cho biểu đồ: Số ổ bánh mì bán được tại căng tin.
– Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.
– Ghi đơn vị trên hai trục.
Ta có biểu đồ sau:
Bài 8 trang 116 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:
(Nguồn: https://kenhthoitiet.vn/)
Lời giải
Phân tích biểu đồ trên ta nhận thấy:
– Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ trung bình của mỗi tháng trong năm 2021 tại thành phố Đà Lạt.
– Đơn vị thời gian là tháng.
– Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,1 °C).
– Tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (15,7 °C).
– Nhiệt độ trung bình tăng từ tháng 1 đến tháng 4 (từ 16,1 °C lên 19,1 °C) và từ tháng 8 đến tháng 9 (từ 18,2 °C lên 18,7 °C).
– Nhiệt độ trung bình giảm từ tháng 4 đến tháng 8 (từ 19,1 °C xuống 18,2 °C) và từ tháng 9 đến tháng 12 (từ 18,7 °C xuống 15,7 °C).
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1 : Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau
Bài 3 : Đại lượng tỉ lệ nghịch
1. Thu thập dữ liệu
Ta có thể thu thập dữ liệu từ những nguồn văn bản, bảng biểu, hình ảnh trong thực tiễn.
Ví dụ: Hình ảnh trên bản tin thời tiết tại TP Hồ Chí Minh:
Từ hình ảnh trên ta có bảng thống kê sau:
2. Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí
- Các dữ liệu là số được gọi là dữ liệu định lượng.
- Các dữ liệu không phải số gọi là dữ liệu định tính.
- Để thuận tiện trong mô tả và xử lý, người ta thường phải phân loại dữ liệu:
+ Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực.
+ Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ, kí hiệu,…
3. Tính hợp lý của dữ liệu
Để đảm bảo tính hợp lý, dữ liệu cần phải đáp ứng các tiêu chí toán học đơn giản, chẳng hạn như:
- Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%.
- Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể; ...
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
4. Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn
- Để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể, ta thường sử dụng biểu đồ hình quạt tròn. Đó là biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành các hình quạt. Tỉ số diện tích của tường hình quạt so với cả hình tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng số liệu tương ứng.
- Để đọc một biểu đồ hình quạt tròn, ta cần thực hiện như sau:
+ Xác định số đối tượng được biểu thị bằng cách đếm số hình quạt có trong hình tròn.
+ Đọc ghi chú của biểu đồ để biết tên các đối tượng.
+ Xác định tỉ lệ phần trăm của từng đối tượng so với toàn thể bằng cách đọc số ghi trên biểu đồ.
5. Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
Để biểu diễn thông tin từ bảng thống kê vào biểu đồ hình quạt tròn, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xử lý số liệu
- Tính tổng các số liệu.
- Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể.
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi chú tên các đối tượng.
- Ghi chú các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ.
6. Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn
Muốn phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ hình quạt tròn, ta nên chú ý các đặc điểm sau :
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì ?
- Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất ?
- Tương quan về tỉ lệ phần trăm giữa các đối tượng.
7. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của một số đối tượng theo thời gian, người ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng.
Biểu đồ đoạn thẳng gồm :
- Hai trục vuông góc : trục ngang biểu diễn các mốc thời gian, trục thẳng đứng biểu diễn độ lớn của dữ liệu.
- Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian.
8. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
Ví dụ : Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê dưới đây :
Bước 1: Vẽ hai thanh ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.
Bước 2:
- Tại mỗi mốc chia thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục.
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.
- Ghi đơn vị trên hai trục.
9. Đọc và phân tích dữ liệu từ biểu đồ đoạn thẳng
Muốn đọc và phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
- Đơn vị thời gian là gì ?
- Thời điểm nào số liệu cao nhất ?
- Thời điểm nào số liệu thấp nhất ?
- Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?
- Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?