Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5 chi tiết sách Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 5
Phương pháp giải:
Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng
Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính
Lời giải:
* Dữ liệu định tính:
+ Mục chi tiêu: Chi tiêu thiết yếu; chi tiêu tài chính; chi tiêu cá nhân.
+ Liệt kê chi tiết: Ăn, ở, đi lại, hóa đơn tiện ích; Trả nợ, tiết kiệm, dự phòng; Du lịch, giải trí, mua sắm.
* Dữ liệu định lượng: Tỉ lệ phần trăm: 50%, 20%, 30%
Dữ liệu trên có đại diện cho kết quả kiểm tra Toán của lớp 7B hay không?
Phương pháp giải:
Dữ liệu mang tính đại diện đối với vấn đề khi thể hiện đủ dữ liệu của các đối tượng
Lời giải:
Dữ liệu trên không đại diện cho kết quả kiểm tra Toán của lớp 7B vì còn thiếu dữ liệu của các học sinh không phải học sinh giỏi Toán
Phương pháp giải:
+ Xác định và điền tỉ số phần trăm tương ứng với mỗi hình quạt
+ Tô màu biểu diễn đối tượng đó vào chú thích.
Lời giải:
Dựa vào thông tin thu thập từ biểu đồ trên để trả lời các câu hỏi sau:
a) Nếu doanh thu của công ty D là 650 tỉ đồng thì doanh thu của công ty B là bao nhiêu tỉ đồng?
b) Tỉ lệ đóng góp của công ty F nhiều hơn công ty D là bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Xác định tỉ lệ phần trăm đóng góp doanh thu của mỗi công ty
a) Bước 1: Tính doanh thu của cả tập đoàn:
Tìm a biết m% của a là b, ta có: a = b :
Bước 2: Tìm doanh thu của công ty B:
Tìm n% của a, ta có: a .
b) Tính hiệu hai tỉ lệ phần trăm
Lời giải:
Công ty A,B,C,D,E,F lần lượt đóng góp vào tập đoàn: 22%; 26%; 12%; 10%; 14%; 16% tổng doanh thu của tập đoàn
a) Doanh thu của cả tập đoàn là:
(tỉ đồng)
Doanh thu của công ty B là:
(tỉ đồng)
b) Tỉ lệ đóng góp của công ty F nhiều hơn công ty D là:
16% - 10% = 6% (tổng doanh thu của tập đoàn)
Phương pháp giải:
Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia
Bước 2:
- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:
- Ghi tên biểu đồ
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng
- Ghi đơn vị trên 2 trục
Lời giải:
Bài 6 trang 110 Toán lớp 7: Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau để trả lời các câu hỏi.
a) Đơn vị thời gian là gì?
b) Năm nào có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất?
c) Năm nào có sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất?
d) Sản lượng gạo xuất khẩu tăng trong khoảng thời gian nào?
e) Sản lượng gạo xuất khẩu giảm trong khoảng thời gian nào?
Phương pháp giải:
Quan sát đường gấp khúc từ trái qua phải
Đọc số liệu được ghi trên các điểm có đánh dấu
Lời giải:
a) Đơn vị thời gian là: Năm
b) Năm 2012 có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất
c) Năm 2007 có sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất
d) Sản lượng gạo xuất khẩu tăng trong khoảng thời gian từ 2007 – 2008; 2008 – 2009 ; 2009 – 2010; 2010 – 2011; 2011 – 2012; 2014 – 2015
e) Sản lượng gạo xuất khẩu giảm trong khoảng thời gian từ 2006 – 2007; 2002 – 2013; 2013 – 2014 ;2015 – 2016
1. Thu thập dữ liệu
Ta có thể thu thập dữ liệu từ những nguồn văn bản, bảng biểu, hình ảnh trong thực tiễn.
Ví dụ: Hình ảnh trên bản tin thời tiết tại TP Hồ Chí Minh:
Từ hình ảnh trên ta có bảng thống kê sau:
2. Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí
- Các dữ liệu là số được gọi là dữ liệu định lượng.
- Các dữ liệu không phải số gọi là dữ liệu định tính.
- Để thuận tiện trong mô tả và xử lý, người ta thường phải phân loại dữ liệu:
+ Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực.
+ Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ, kí hiệu,…
3. Tính hợp lý của dữ liệu
Để đảm bảo tính hợp lý, dữ liệu cần phải đáp ứng các tiêu chí toán học đơn giản, chẳng hạn như:
- Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%.
- Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể; ...
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
4. Ôn tập về biểu đồ hình quạt tròn
- Để biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với toàn thể, ta thường sử dụng biểu đồ hình quạt tròn. Đó là biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành các hình quạt. Tỉ số diện tích của tường hình quạt so với cả hình tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng số liệu tương ứng.
- Để đọc một biểu đồ hình quạt tròn, ta cần thực hiện như sau:
+ Xác định số đối tượng được biểu thị bằng cách đếm số hình quạt có trong hình tròn.
+ Đọc ghi chú của biểu đồ để biết tên các đối tượng.
+ Xác định tỉ lệ phần trăm của từng đối tượng so với toàn thể bằng cách đọc số ghi trên biểu đồ.
5. Biểu diễn dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn
Để biểu diễn thông tin từ bảng thống kê vào biểu đồ hình quạt tròn, ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xử lý số liệu
- Tính tổng các số liệu.
- Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể.
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi chú tên các đối tượng.
- Ghi chú các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ.
6. Phân tích dữ liệu trên biểu đồ hình quạt tròn
Muốn phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ hình quạt tròn, ta nên chú ý các đặc điểm sau :
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì ?
- Có bao nhiêu đối tượng được biểu diễn ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất ?
- Đối tượng nào chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất ?
- Tương quan về tỉ lệ phần trăm giữa các đối tượng.
7. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng
Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của một số đối tượng theo thời gian, người ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng.
Biểu đồ đoạn thẳng gồm :
- Hai trục vuông góc : trục ngang biểu diễn các mốc thời gian, trục thẳng đứng biểu diễn độ lớn của dữ liệu.
- Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian.
8. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
Ví dụ : Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê dưới đây :
Bước 1: Vẽ hai thanh ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.
- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian
- Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.
Bước 2:
- Tại mỗi mốc chia thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục.
- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.
- Ghi đơn vị trên hai trục.
9. Đọc và phân tích dữ liệu từ biểu đồ đoạn thẳng
Muốn đọc và phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:
- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?
- Đơn vị thời gian là gì ?
- Thời điểm nào số liệu cao nhất ?
- Thời điểm nào số liệu thấp nhất ?
- Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?
- Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 1: Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau