Sách bài tập Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Biểu đồ đoạn thẳng

3.2 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Giải SBT Toán 7 trang 113, 114 Tập 1

Bài 1 trang 113 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Đọc thông tin từ biểu đồ sau và ghi vào bảng thống kê tương ứng.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Quan sát biểu đồ ta thấy biểu đồ biểu diễn điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh trong:

– Tuần 1 là: 7;

– Tuần 2 là: 5;

– Tuần 3 là: 5;

– Tuần 4 là: 7;

– Tuần 5 là: 8.

Do đó ta có bảng thống kê sau:

Điểm bài ôn luyện môn Khoa học của bạn Khanh trong 5 tuần

Tuần

1

2

3

4

5

Điểm

7

5

5

7

8

Bài 2 trang 113 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ biểu đồ biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Số lượng xe 4 bánh vào bãi đậu xe của chung cư A từ 7 giờ đến 12 giờ

Giờ

Số lượng xe

7 giờ

10

8 giờ

8

9 giờ

5

10 giờ

7

11 giờ

10

12 giờ

12

Lời giải

Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn số liệu thống kê số lượng xe 4 bánh vào bãi đậu xe của chung cư A từ 7 giờ đến 12 giờ, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.

– Trục ngang: Ghi các mốc thời gian (7 giờ, 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12 giờ).

– Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.

Ở đây ta có thể chọn khoảng chia là 2.

Bước 2:

– Tại mốc 7 giờ trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng 10 tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục thẳng đứng.

Tương tự như vậy với tại các mốc thời gian còn lại.

– Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.

– Ghi tên cho biểu đồ: Số lượng xe 4 bánh vào bãi đậu xe của chung cư A từ 7 giờ đến 12 giờ.

– Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

– Ghi đơn vị trên hai trục.

Ta có biểu đồ sau:

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 3 trang 113, 114 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

(Nguồn: https://kenhthoitiet.vn/)

a) Biểu đổ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

b) Đơn vị thời gian là gì?

c) Tháng nào có số liệu cao nhất?

d) Tháng nào có số liệu thấp nhất?

e) Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

g) Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

Lời giải

a) Biểu đồ biểu diễn các thông tin về lượng mưa trung bình trong 12 tháng năm 2021 tại Hà Nội (đơn vị: mm).

b) Đơn vị thời gian là tháng.

c) Tháng 8 có số liệu cao nhất (318 mm).

d) Tháng 1 có số liệu thấp nhất (19 mm).

e) Số liệu tăng trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 (tăng từ 19 mm lên 318 mm).

g) Số liệu giảm trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 12 (giảm từ 318 mm xuống 23 mm).

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Biểu đồ hình quạt tròn

Bài 3 : Biểu đồ đoạn thẳng

Bài tập cuối chương 5

Bài 1 : Tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau

Bài 2 : Đại lượng tỉ lệ thuận

Lý thuyết Biểu đồ đoạn thẳng

1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng

Để biểu diễn sự thay đổi số liệu của một số đối tượng theo thời gian, người ta thường dùng biểu đồ đoạn thẳng.

Biểu đồ đoạn thẳng gồm :

- Hai trục vuông góc : trục ngang biểu diễn các mốc thời gian, trục tẳng đứng biểu diễn độ lớn của dữ liệu.

- Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian.

Ví dụ :

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 1)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được số li trà sữa bán được ngày thứ hai so với ngày chủ nhật giảm từ 50 xuống 42, sau đó giảm tiếp đến ngày thứ tư còn 20 ly. Từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy thì tăng lên 62 li.

2. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Ví dụ : Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê dưới đây :

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 2)

Bước 1: Vẽ hai thanh ngang và thẳng đứng vuông góc với nhau.

- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

- Trục thẳng đứng: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia.

Bước 2:

- Tại mỗi mốc chia thời gian trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục.

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 3)

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi tên biểu đồ.

- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

- Ghi đơn vị trên hai trục.

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 4)

3. Đọc và phân tích dữ liệu từ biểu đồ đoạn thẳng

Muốn đọc và phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:

- Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

- Đơn vị thời gian là gì ?

- Thời điểm nào số liệu cao nhất ?

- Thời điểm nào số liệu thấp nhất ?

- Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

- Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

Ví dụ:

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng (ảnh 5)

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên như sau:

a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về lượng mưa tại tỉnh Đắk Lắk trong 7 ngày đầu tháng 6 năm 2019.

b) Đơn vị thời gian là ngày, đơn vị số liệu là mm.

c) Ngày 3 tháng 6 lượng mưa cao nhất (12 mm).

d) Ngày 2 tháng 6 lượng mưa thấp nhất (2 mm).

e) Lượng mưa giảm giữa các ngày 1 – 2; 3 – 4; 5 – 6 ; 6 – 7

g) Lượng mưa tăng giữa các ngày 2 – 3; 4 – 5.

Đánh giá

0

0 đánh giá